http://www.bellbowrieswimclub.org.au/swimming_skills.htm web hướng dẫn tập bơi
http://news.bbc.co.uk/sportacademy/hi/sa/swimming/skills/newsid_2099000/2099195.stm web huớng dẫn bơi-tiếng anh
http://www.svnl.net/dien_dan_cu/printview.php?t=4563&start=0 Kỹ thuật bơi ếch
http://www.svnl.net/dien_dan/viewtopic.php?t=4702&sid=0160f3f19c9e4c3d69e0bb9c11bfdd03 Bơi trườn sấp,- Bơi sải
http://www.svnl.net/dien_dan/viewtopic.php?t=6807&sid=0160f3f19c9e4c3d69e0bb9c11bfdd03 kỹ thuật bơi ngửa
http://www.svnl.net/dien_dan/viewtopic.php?t=4559&sid=0160f3f19c9e4c3d69e0bb9c11bfdd03 kyt huật bơi-làm quen với nước
http://www.svnl.net/dien_dan/viewtopic.php?t=4548&sid=0160f3f19c9e4c3d69e0bb9c11bfdd03 Học bơi đơn giản
http://www.svnl.net/dien_dan/viewtopic.php?t=6807&sid=0160f3f19c9e4c3d69e0bb9c11bfdd03 Bơi ngửa
http://www.muctim.com.vn/Vietnam/The-thao/Trong-nuoc/2005/7-5/214/
Coi chừng bạn... bơi sai (MT 684 - 5/7/2005)
Không ít bạn dù đã biết bơi nhưng vẫn mắc rất nhiều lỗi trong kĩ thuật bơi khiến cho việc luyện tập trở nên phản tác dụng. Sau đây là những động tác bơi sai hơi bị... phổ biến và cách khắc phục...
Cổ chân không mở ra
Khi thực hiện kiểu bơi ếch, người tập hay bị sai ở động tác chân khi cử động dưới nước theo kiểu co vào và duỗi ra bình thường mà không chú ý đến vị trí bàn chân. Bạn nên nhớ rằng, bơi ếch có tác dụng rất lớn đến việc phát triển cơ bắp của chân và động tác đạp nước khi bơi ảnh hưởng đến 70 % lực tiến về phía trước.
Ảnh hưởng : Nếu động tác chân bị sai thì bạn sẽ bơi rất chậm, mau đuối sức và cơ bắp của chân - đùi không phát triển như ý.
Kĩ thuật đúng : Khi hai chân co vào và duỗi ra (mô phỏng theo tư thế bơi của con ếch) để đạp nước tiến về phía trước, bàn chân của bạn phải mở ra hai bên thì mới tạo được diện tích tiếp xúc rộng với nước.
Cổ tay không vững
Cũng trong kĩ thuật bơi ếch, động tác quạt nước ra hai bên của hai cánh tay không chỉ có tác dụng tăng tốc độ bơi mà còn giúp bạn bổ trợ việc hít - thở được thuận lợi. Lỗi thường hay gặp là khi đánh tay, cổ tay của người bơi hay có chiều hướng thả lỏng hoàn toàn.
Ảnh hưởng : Tốc độ bơi bị chậm lại và thân trên của bạn không thể nổi lên trên mặt nước khiến cho hô hấp của bạn gặp khó khăn.
Cách khắc phục : Khi đánh tay sang hai bên, cổ tay của bạn phải thật vững để tạo thành hai "mái chèo", lúc đó lực quạt nước sẽ mạnh hơn và thân trên sẽ dễ dàng nổi lên trên hơn.
Liên tục úp mặt xuống nước:
Đa số những bạn mới tập bơi đều có tâm lí sợ sệt và luôn tìm cách bơi thật nhanh, tìm bến đỗ gần nhất. Sự căng thẳng khiến họ sẽ bơi trong tư thế nhịn thở, mặt luôn chìm bên dưới mặt nước.
Tác hại : Không thể nào hít - thở bình thường trong một tư thế như vậy.
Kĩ thuật đúng : Trừ kiểu bơi ngửa ra, các kiểu bơi phổ biến còn lại như bơi sải hay bơi ếch đều có nguyên tắc hô hấp như sau : thân trên nổi - hít vào, chìm - thở ra. Bạn phải luôn thực hiện đúng nhịp hít, thở luân phiên bằng cách tập nâng thân trên lên khỏi mặt nước.
Phối hợp chân không đúng
Để thực hiện kiểu bơi sải, nhiều người luôn mắc lỗi: chân luôn co lại khi đánh nước, không có sự phối hợp đồng bộ giữa hai chân.
Ảnh hưởng: Bơi sải là kiểu bơi tác dụng tích cực nhất lên chiều cao của người tập bơi, vì nó đòi hỏi hai chân phải co duỗi liên tục cộng với độ rướn người về trước. Khi thực hiện sai, khả năng tăng chiều cao bị hạn chế, cơ bắp ở đùi và cơ chân sau không thể phát triển tương ứng.
Kĩ thuật đúng: Bạn phải luyện tập cho hai chân có độ dẻo : co vào và duỗi thẳng ra luân phiên khi đánh nước.
Tay bơi sải, chân bơi ếch:
Đây là một lỗi mà người bơi thường mắc phải vì không được hướng dẫn bài bản. Tayđánh nước về phía trước nhưng chân thì co - duỗi từ trong ra ngoài hoặc ngược lại.
Ảnh hưởng : Khi bơi loạn xạ như thế thì thể hình của bạn không thể phát triển hoàn chỉnh, nhất là các nhóm cơ ở tay và đùi.
Cách khắc phục : Bạn phải tập luyện từng kiểu bơi riêng biệt để tay lẫn chân phối hợp thật đúng.
L.C.Bình
(Theo tư vấn kĩ thuật của
HLV Nguyễn Thanh Hải - Hồ bơi Phú Thọ)
st
12 thg 4, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
tốt đẹp
cảm ơn MCSE
Cảm ơn hay chia sẻ thông tin với chúng tôi.
MCSE
Đăng nhận xét