Tất nhiên, bạn sẽ không thể biết tất cả mọi thứ. Vấn đề là ở chỗ bạn giảm thiểu những gì không biết và có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.Kiểm tra ý tưởng của mìnhViệc kinh doanh của bạn sẽ đáp ứng "khe" nào của thị trường? Trước khi thực sự khởi nghiệp hãy dành thời gian để xem thị trường có những sản phẩm, dịch vụ mới nào. Bán một sản phẩm hay dịch vụ đã có nhu cầu trên thị trường thì dễ. Vì vậy, cần xem xét hiện đang có những vấn đề gì rắc rối khiến các sản phẩm và dịch vụ cần thiết không được đưa ra. Sau đó, hãy tự thách thức mình bằng việc cung cấp những sản phẩm còn thiếu đó.Tôi sẽ bán những sản phẩm dịch vụ nào?Những ý tưởng kinh doanh có thể nảy sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Sở thích hay thú vui của bạn cũng có thể biến thành một ý tưởng kinh doanh. Hãy bán những gì mà bạn biết, đầu tư công nghệ và thiết bị mà bạn có vào đó. Hãy dùng trí tưởng tượng của mình để tìm ra nhu cầu và đáp ứng nó.Liệu ý tưởng của tôi có thực tế và sẽ đáp ứng được nhu cầu còn thiếu?Nếu sản phẩm dịch vụ đang thiếu và dường như có nhu cầu cho chúng thì rất thuận lợi cho bạn. Hãy tiến hành nghiên cứu thị trường để chắc chắn rằng có nhu cầu cho sản phẩm dịch vụ của bạn. Việc nghiên cứu này là cần thiết trước khi bạn đầu tư thời gian và tiền của cho dự án này. Cần có thời gian để xác định khách hàng của bạn và những công cụ cần thiết để đưa sản phẩm dịch vụ đến với họ. Tóm lại, để có thể thành công, hiểu rõ về thị trường của bạn là điều kiện tiên quyết.Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?Có hai loại đối thủ cạnh tranh: trực tiếp và gián tiếp. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cùng loại ở chính thị trường đó. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp thì cung cấp các sản phẩm dịch vụ đó nhưng ở thị trường khác. Hãy xác định tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn, xác định thế mạnh và hình ảnh của họ, đánh giá về hình ảnh và các thị trường của họ.Liệu tôi có thể cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt hơn?Hãy xoay quanh những gì bạn biết và có thể làm tốt nhất. Hãy tìm kiếm những sản phẩm hay dịch vụ có thể bán mà chúng lại phù hợp với hiểu biết và các mối quan hệ của bạn, hay ít nhất thì đó cũng là những gì mà bạn có sở thích trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Nếu bạn đã có nhận thức tốt về lĩnh vực mà bạn định tham gia, việc tiếp thị cho sản phẩm dịch vụ sẽ dễ dàng hơn.Liệu tôi có thể tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của mình?Sự khác biệt giữa thất bại hay thành công sẽ phụ thuộc vào kỹ nǎng marketing và quản lý của bạn; vào cách tiếp cận khéo léo của bạn đối với thị trường; vào cách mà ý tưởng kinh doanh của bạn được công bố hay quảng cáo; vào cách mà sản phẩm của bạn được đóng gói, trình diễn hay giao cho khách hàng.Các khía cạnh liên quan đến vận hànhKhi đã xác định được ý tưởng của bạn là khả thi, hãy tiếp tục với những câu hỏi sau:Những kỹ nǎng và kinh nghiệm nào tôi có thể đưa vào "vụ áp phe" của mình?Một trong những cách làm phổ biến nếu bạn chưa quyết định được là liệt kê những lĩnh vực về học vấn cá nhân, đào tạo chuyên môn, những kinh nghiệm trong công việc và học tập và những sở thích đặc biệt có thể phát triển thành một lĩnh vực kinh doanh.Việc kinh doanh có phù hợp với sở thích và đặc điểm cá nhân của bạn?Việc kinh doanh bạn chọn sẽ phải là thứ mà bạn yêu thích và dồn trí óc cho nó. Sự say mê chính là thành phần vô giá trong công thức cho sự thành công.Cơ cấu tổ chức của tôi sẽ ra sao?Cần phải hiểu rõ những ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình tổ chức. Bạn chọn hình thức tổ chức nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu về vốn, hình thức kinh doanh, thời điểm tiến hành kinh doanh, khả nǎng về vốn cho việc kinh doanh của bạn, nhân sự cần có, trách nhiệm và rủi ro có thể, các điều kiện về thuế, kế hoạch rút vốn khỏi kinh doanh, kế hoạch tiếp tục kinh doanh nếu có điều gì bất trắc xảy ra, kế hoạch kinh doanh dài hạn của bạn.Việc lưu trữ các số liệu kinh doanh của bạn sẽ được thực hiện như thế nào?Lưu trữ tốt sẽ giúp bạn tính thuế rõ ràng. Lưu trữ tốt cũng giúp bạn có được những thông tin cần thiết cho việc phân tích kinh doanh. Báo cáo tài chính chính xác sẽ giúp bạn có được cái nhìn về xu hướng và giúp thực hiện những thay đổi trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh. Ngược lại, sẽ có hàng loạt các vấn đề xảy ra nếu lưu trữ không tốt: bị kiểm tra, bị phạt hay thậm chí bị đình chỉ kinh doanh.Các nguồn lực của tôi?Nguồn lực ở đây sẽ không chỉ bao gồm số tiền mà cá nhân bạn có. Điều thường xảy ra với người khởi nghiệp là phải tìm kiếm những đóng góp khác từ gia đình và bạn bè. Việc đi vay ngân hàng có thể sẽ không thực sự dễ dàng. Bạn có thể tìm thêm các nguồn từ các dự án cho vay hỗ trợ của chính phủ.Tôi sẽ định vị doanh nghiệp ở đâu?Đây là một câu hỏi rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, trên thực tế việc định vị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Khách hàng của bạn cần được tiếp cận một cách dễ dàng, thoải mái. Những yếu tố khác liên quan đến định vị cũng cần xem xét là: vị trí của đối thủ cạnh tranh, các nguồn cung cấp, nguồn lao động, giá thuê địa điểm. Hiện nay, việc xem xét có cần một vị trí cho doanh nghiệp trên mạng Internet không cũng phải được tính đến.Đặt tên cho doanh nghiệp của tôi là gì?Tên doanh nghiệp sẽ gắn với hình ảnh mà bạn muốn tạo ra. Điều cần thiết là phải đảm bảo những tên đó chưa bị đǎng ký. Tránh việc sử dụng những cái tên quá mỹ miều. Hãy sử dụng việc mô tả tên doanh nghiệp để quảng cáo cho chính sản phẩm dịch vụ của bạn và cũng cần xem xét đến thứ tự bảng chữ cái nếu tên doanh nghiệp được đưa vào danh bạ.Nếu bạn đã tự mình trả lời thấu đáo được những câu hỏi này, hãy bắt tay ngay vào việc. Một điều cần nhắc lại: kiến thức có thể học nếu chưa có nhưng sự say mê bạn không thể học được.
st
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét