28 thg 6, 2007

Lần đầu được đến rạp xem phim

“Chú ơi, sao cái phòng này tối vậy, làm sao mắt cháu thấy được để coi phim?”...

Những câu hỏi tưởng chừng rất ngây ngô nhưng có thật của các bé ở nhà may mắn (6/17 Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, Tân Bình, TP.HCM) khi lần đầu tiên được mời đến xem phim ở cụm rạp Diamond vào sáng 25-6 (*).

Ngồi trên xe, các em chỉ trỏ, hào hứng, ngơ ngác khi lần đầu tiên được lên trung tâm thành phố. “Lần đầu tiên cháu và các bạn được đi thang máy lên tầng cao nhất tòa nhà đẹp ơi là đẹp này.

Còn bé Lê Thị Diễm, 8 tuổi, vừa rụt rè ngồi vào hàng ghế đầu tiên là quay sang bạn thì thầm: “Hôm bữa Diễm coi tivi thấy chiếu cảnh rạp phim có ghế to thế này, nay được ngồi ghế giống như trên tivi để xem phim, thích ghê”.

Thầy Võ Thanh Tùng, phụ trách quản lý giáo dục của nhà may mắn, cho biết: “Dù giờ hẹn là 8g30 sẽ có xe đến đón các bé nhưng mới 6g30, 76 em đã tập trung khá đầy đủ, đứa nào cũng chọn cho mình chiếc áo đồng phục tinh tươm nhất để chuẩn bị cho lần đầu tiên trong đời đến rạp xem phim”.

Khi màn hình vừa hiện ra những hình ảnh đầu tiên, nhiều tiềng ồ, à vang lên, những cánh tay chỉ trỏ, những đôi mắt mở to, háo hức và những tràng cười giòn tan: “Hình người to quá, nhìn rõ hơn tivi nhiều. Y như thật ấy...”.

Bé Tưởng Bảo Hoa, 7 tuổi, thì thầm với tôi: “Nhà cháu 11 anh em nhưng chỉ có cháu được đi. Cháu sẽ về kể lại cho anh chị cháu”. Ngồi cùng các em suốt gần 2 giờ đồng hồ xem bộ phim hài Kỳ nghỉ của Mr Bean, giám đốc điều hành Công ty liên doanh rạp Diamond, ông Kim Dong Wook, không nén được xúc động:

“Khi nghe một bé hỏi tôi: “Chú ơi, cái màn vải màu trắng ấy chút sẽ hiện lên hình phim hả chú, tôi thật sự không diễn tả được cảm xúc của mình lúc đó”.

Còn ông Kim Tae Hyung, tổng giám đốc, người nghĩ ra ý tưởng chương trình này, thì: “Dự tính lúc đầu sẽ chiếu một tháng một lần, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ chiếu hai tuần một lần cho các em. Thưởng thức văn hóa không dành riêng cho những ai có tiền mà dành cho tất cả mọi người. Các em đáng được nhận những điều này. Tôi mong không chỉ rạp Diamond mà còn nhiều rạp khác sẽ tạo điều kiện chia sẻ quyền thưởng thức văn hóa của các em”.

HOÀI NAM

--------------------

(*) Chương trình “Chiếu phim miễn phí cho trẻ mồ côi” do Công ty liên doanh rạp Diamond thực hiện nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình chiếu phim sẽ được tổ chức một tháng hai lần và sẽ kéo dài liên tục không ấn định thời gian.

eBay có mặt tại Việt Nam

Tập đoàn kinh doanh trực tuyến hàng đầu thế giới eBay đã chính thức có mặt tại Việt Nam bằng việc khai trương trang web giao diện tiếng Việt (http://www.ebay.vn) tại Hà Nội sáng nay (27-6).

Đây sẽ là tiện ích kết nối người tiêu dùng Việt Nam với thị trường trực tuyến toàn cầu http://www.ebay.com để đăng ký mua bán hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới.

Với sự kiện khai trương website tiếng Việt, eBay đặt mục tiêu tạo cơ hội xuất khẩu cho các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua việc kết nối với thị trường trực tuyến eBay toàn cầu.

Theo ông Sam McDonagh, giám đốc eBay khu vực Đông Nam Á, người Việt Nam đầu tiên đăng ký sử dụng eBay vào năm 1998. eBay hiện có mặt tại 38 quốc gia với 233 triệu người đăng ký sử dụng để mua bán hàng hóa.

Các mặt hàng được mua bán nhiều nhất trên website này là mô tô, sản phẩm điện tử tiêu dùng, quần áo và phụ kiện, máy tính, nhà cửa, sách, âm nhạc, hàng sưu tập, đồ thể thao, đồ chơi…Món hàng đắt nhất được bán trên eBay tính đến nay là chiếc máy bay phản lực cá nhân trị giá 4,9 triệu USD.

Trong quí I-2007, tổng giá trị hàng hóa giao dịch thành công trên eBay đạt 14,3 tỉ USD, doanh thu ròng 1,25 tỉ USD, tăng 23% so với năm ngoái. Ước tính mỗi giây đồng hồ có khoảng 1.839 USD giá trị hàng hóa được giao dịch trên mạng eBay.

KHIẾT HƯNG

19 thg 6, 2007

Màu sắc ấn tượng

Thời hội họa cổ điển, người ta thường dùng màu xanh hoặc nâu pha đen tạo bóng tối và màu trắng làm ánh sáng, tạo trục cho các màu khác chuyển tải hình khối được tỉ mỉ vẽ tiếp lên bề mặt.

Giới họa sĩ của thế kỷ 19 được thừa hưởng nhiều phát kiến mới trong ngành hóa chất, trong đó có các loại bột màu cùng dung môi mới, và đặc biệt là công trình nghiên cứu ánh sáng của Eugène Chevreaul - nhà hóa học người Pháp.

Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính, các sóng ánh sáng khác nhau sẽ bị chiết xạ theo nhiều góc khác nhau, tạo ra cầu vồng nhiều màu sắc mà người ta quen gọi là 7 màu tự nhiên.

Thực sự ra theo nghiên cứu của giới vật lý, hóa học, và hội họa, thì có 3 màu cơ bản tạo nên các màu sắc khác, kể cả màu đen, là: đỏ - vàng - xanh dương.

Pha từng cặp 2 màu trên với nhau chúng ta sẽ có màu đối trọng, hay còn gọi là complementary colour: xanh lá - tím - cam.

Theo nghiên cứu của Lucy Wills thì đây chính là hệ quả mà các họa sĩ Ấn Tượng đã ứng dụng thành công vào các thử nghiệm của họ, tạo ra trong di sản văn hóa của loài người một cách nhìn màu sắc khác hẳn với lối đơn sắc mà họ cho là nhàm chán của thời cổ điển.

Theo phương pháp mới thì bóng tối chính là nơi mà màu của chỗ sáng không đến được, tức là nếu vẽ chỗ sáng bằng màu đỏ thì bóng tối sẽ là vương quốc của hai màu còn lại: vàng và xanh dương.

Như vậy ở chỗ tối chúng ta có thể trộn hai màu vàng - xanh dương lại với nhau để vẽ, tức là màu xanh lá cây, như không ít tranh của Cézanne đã mở đường cho hội họa hiện đại.

Chúng ta cũng có thể không trộn hai màu đó với nhau, mà chỉ đặt chúng bằng những nét tache thô sơ cạnh nhau - xanh xen kẽ vàng - cũng tạo hiệu quả tương tự, như Georges Seurat đã phát triển trong phương pháp chấm điểm: pointilism.

Chúng ta cũng có thể áp dụng nhiều kỹ thuật vẽ khác, đã được phát triển từ thời Ấn Tượng để tạo hiệu ứng này, như vẽ một lớp màu mỏng để lộ lớp màu trước đã khô (wet-to-dry), hay trộn thẳng màu thứ hai vào màu thứ nhất ngay trên mặt tranh, không dùng đến bảng pha màu (wet-to-wet)

Khi đó, thay vì phải nhìn một bóng tối nhàm chán, đơn sắc như trong chụp ảnh, người họa sĩ chỉ cần chọn một màu trong 3 màu cơ bản làm ánh sáng để tha hồ dùng 2 màu còn lại để pha ra vô số màu vẽ nên bóng tối, cũng lấp lánh và quyến rũ không kém gì nơi ánh sáng rực rỡ kia.

Đó là chưa kể chuyện có những vùng tối được hấp thụ một ít ánh sáng từ những vật khác phản chiếu lại, cho quyền người họa sĩ pha thêm chút màu sáng vào, hòa với hai màu tối tạo ra thêm màu sắc mới cho tranh.

Và đến đây chắc các bạn sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe thấy một họa sĩ nào đó nói rằng chỉ cần cho ông ta 3 tuýp màu cơ bản là đủ để tạo nên cả thế giới.

http://kienthucphothong.com/r/article1611.htm

Nguyên tắc phối màu. Màu sắc trong phong thuỷ

1. Nguyên tắc phối màu

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.

- Màu sắc môi trường chung quanh.

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:
1.1. Phối màu không sắc (Achromatic)

Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.
1.2. Phối màu tương tự (Analogous)

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
1.3. Phối màu chỏi (Clash)

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.

Ví dụ:

Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
1.4. Phối màu bổ sung (Complementary)

Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.

Ví dụ:

Vàng – Tím.

Xanh dương – Cam.
1.5. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
1.6. Phối màu trung tính (Neutral)

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.
1.7. Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.
1.8. Phối màu căn bản (Primary)

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.
1.9. Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.

Ví dụ:

Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.
1.10. Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.

Ví dụ:

Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.

Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.
2. Màu sắc trong phong thuỷ

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ.

Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.

Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.

Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành.

Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)

Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:

* Kim = tượng trưng cho màu trắng.
* Mộc = Xanh lục.
* Thuỷ = Đen.
* Hoả = Đỏ.
* Thổ = Vàng.

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc.

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:

* Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
* Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
* Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
* Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
* Kim và Thủy = Trắng và Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:

* Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
* Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
* Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
* Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
* Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.

Ví dụ:
Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:

* Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
* Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.
* Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen
http://kienthucphothong.com/r/article1558.htm

Tổng quan về màu sắc trong Photoshop

1. Các chế độ màu trong Photoshop

Quan sát hộp thoại Color Picker bạn nhìn thấy có bốn chế độ màu phổ biến:
1.1. RGB

- Là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ ® Xanh lá cây (G) và Xanh da trời (B)

- RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa.
1.2. CMYK

- Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen)

- CMYK là không gian màu âm tính thường được dân in ấn sử dụng.
1.3. Lab

- Anh chàng này khá đặc biệt, bạn hãy thử chuyển một file RGB sang Lab thử xem (Image > Mode > Lab Color) Trong bảng Channel nó sẽ giải mã cho bạn, nó chính là các kênh ảnh. Trong đó thông tin về kênh màu đen trắng L đã được tách ra từ thông tin chung của màu sắc. Kênh a mang thông tin màu xanh sang đỏ và kênh b mang thông tin màu xanh sang vàng.

- Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc.

- Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS
1.4. HSB

- Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brihtness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc.

- HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.
2. Làm việc với màu sắc

Với các bạn thích chỉnh sửa ảnh thì “đồ nghề và đồ…chơi” sau là những thứ không thể thiếu:

- Eyedropper: có hình ống nhỏ thuốc nằm trong thanh công cụ. Nó là một densitometer kỹ thuật số mà bạn có thể di chuyển qua hình ảnh để đo tông màu và những giá trị màu sắc. Bạn đang lúng túng vì không biết cách phối màu như thế nào để tô lên làn da của một kiều nữ nào đó ? Đừng lo ! Bạn hãy lựa một tấm người mẫu thật đẹp “lôi” ra để cạnh tấm muốn chỉnh, dùng Eyedropper “chích” nhẹ lên người mẫu ở vùng da đẹp nhất (cấm “chích” vùng nhạy cảm à nhe) ngay lập tức màu đó sẽ xuất hiện trong Foreground hoặc Background của bạn, tha hồ mà tô cho tấm muốn chỉnh. Để “lưu trữ” cho những lần sau bạn có thể ghi lại “mã” của các màu đó bằng…

- Bảng Info: Khi bạn rà trỏ chuột tới bất kỳ nơi đâu trên tấm hình bảng Info sẽ ghi lại giúp bạn một cách chính xác các thông số RGB và CMYK

- Bảng Color: Giúp bạn chỉnh các màu Foreground hoặc Background dễ dàng bằng các thanh trượt.

- Levels và Curves: để cải thiện vùng sáng vùng bóng tối (Ctrl + L) và điều chỉnh độ tương phản (Ctrl + M)

- Blending Modes (BM): Cu cậu này rất quan trọng nằm ngay hàng đầu bảng Layers ấy vậy mà chẳng có “tên tuổi” gì trong các bảng của Photoshop. Blending Modes đó chính là chế độ pha trộn màu rất thường được sử dụng trong chỉnh sửa hay sáng tạo ảnh nghệ thuật. BM không làm việc với lớp Background vì vậy khi áp dụng nó bạn phải đổi tên (cho nó) và phải có từ hai layer trở lên nó mới “chịu” làm việc.

Quan sát BM ta thấy có 05 nhóm, tuỳ theo mục đích chỉnh ảnh hay tạo ảnh mà mỗi nhóm có những áp dụng thích hợp, ví dụ nhóm 05 “anh em trên một chiếc xe tăng” Multiply – Screen – Overlay – Soft Light – Hard Light rất thích hợp trong xử lý ảnh.

(TNDH đã có những bài tutor về Levels – Curves – Blending Modes đăng trong Box này nên không nhắc lại cách sử dụng)
3. Vài mẹo vặt tham khảo
3.1. Màu trắng đích và màu đen đích

Trong hộp thoại Color Picker nếu bạn thiết lập các thông số sau:

H = 0, S = 0, B = 95

R = 243, G = 243, B = 243 rùi Ok.

Bạn sẽ có một màu trắng đích .

Nếu nhập:

H = 0, S = 0, B = 5

R = 12, G = 12, B = 12 Ok.

Bạn sẽ có màu đen đích.

Nhập làm chi dzậy cà ?

Đặc tính của cặp giá trị 95% độ sáng và 5% bóng tối là khu vực an toàn nhất tránh được tình trạng thành phẩm khi in ra sẽ có những vùng sáng thiếu sắc thái (giấy trắng) hoặc vùng tối tối đến nỗi không thấy được chi tiết nào cả.
3.2. Độ tương phản của màu sắc

Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ?

Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất.

TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “níu” không đọc những dòng dưới đây:



Bảng phân loại độ tương phản:

1. Mực đen trên giấy vàng.

2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.

3. Mực xanh dương trên giấy trắng.

4. Mực trắng trên giấy xanh dương.

5. Mực đen trên giấy trắng.

6. Mực vàng trên giấy đen.

7. Mực trắng trên giấy đỏ.

8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.

9. Mực trắng trên giấy đen.

10. Mực đỏ trên giấy vàng.

11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.

12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.

Hoá ra "nó" chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui.

http://kienthucphothong.com/r/article1556.htm

Nghệ thuật phối màu

Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

Trong lời nói đầu của cuốn "Nghệ thuật phối màu", Nguyễn Hạnh viết:

Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.

Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được.

Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận.

Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.

Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.

Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.
1. Tóm tắt những khái niệm
1.1. Màu dương tính

Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.
1.2. Màu âm tính

Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.

Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.

Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Ví dụ:

Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.
1.3. Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn.
1.4. Cách dùng màu

- Cấp thứ nhất (Primary)

Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

- Cấp thứ hai (Secondary)

Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…

Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

- Cấp thứ ba (Tertiary)

Từ 3 màu căn bản: Đỏ - Vàng - Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.
1.5. Cái này giờ mới biết

Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên (quá xá là đúng)
1.6. Trình tự phối màu
1.6.1. Bước 1

Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
1.6.2. Bước 2

Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
1.6.3. Bước 3

Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.

Ví dụ:

Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:

Màu Gạch cua – Xanh ve chai.

Da cam – Xanh dương.

Nghệ - Chàm.

Vàng – Tím.

Vàng xanh - Đỏ tím…

Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.

Ví dụ:

Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.

Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
1.6.4. Bước 4

Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

Bài viết xin tạm dừng , mời các bạn “thư giãn” bằng tấm hình dưới đây trước khi tiếp tục.
2. 7 sắc cầu vồng

Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau.

Tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc.

Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen.

Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu.

Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽ khác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.

Màu sắc được phân thành 8 loại:

* Màu nóng (Hot)
* Màu lạnh (Cold)
* Màu ấm (Warm)
* Màu mát (Cool)
* Màu sáng (Light)
* Màu sậm (dark)
* Màu nhạt (Pale)
* Màu tươi (Bright)


Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp.
2.1. Màu nóng

Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.

Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.

Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.

Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người, nó làm tăng huyết áp (Ớn quá ! May mà dân IT đa số là trẻ nên cũng hổng sợ cái vụ này)và kích động hệ thống thần kinh (Cái này thì già trẻ gì cũng bị)
2.2. Màu lạnh

Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.

Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.

Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.

Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.

Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)
2.3. Màu ấm

Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.

Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.

Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.

Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …

Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem.

Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.
2.4. Màu mát

Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.

Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng.

Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam…

Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.

Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân.

Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.

Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.
2.5. Màu sáng

Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam.

Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng.

Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.

Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm.

Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng.

Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.
2.6. Màu sậm

Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.

Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn.

Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.

Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.

Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.
2.7. Màu nhạt

Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.

Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng.

Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng.

Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.

Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.

Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.
2.8. Màu tươi

Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.

Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen.

Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.

Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.

Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.

Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.

15 thg 6, 2007

Thiết kế danh thiếp - Card với Illustrator hoặc Photoshop (Phần 1)

Bài viết này hướng dẫn bạn thiết kế một tấm danh thiếp thật chuyên nghiệp dễ dàng với phần mềm Adobe Illustrator rồi bạn cũng dễ dàng ứng dụng nó tạo với Photoshop







Bước 1

Tạo một tài liệu mới theo các bước cài đặt sau
user posted image
Bước 2

Mở logo của công ty bạn lên để chuẩn bị chèn vào
user posted image


Bước 3

Copy và paste logo đó vào danh thiếp


user posted image



Bước 4

Thay đổi kích thước logo và vị trí đúng dạng hợp lý
user posted image


user posted image


Bước 5

Tạo một layer mới và di chuyển xuống logo
user posted image


user posted image

Bước 6

Chọn công cụ Rectangle Tool (M) và vẽ một hình chữ nhật theo sau
user posted image

Bước 7

Thêm một hình chữ nhật màu trắng ở trên cạnh logo và tạo một độ chuyển màu
user posted image



Bước 8

Bây giờ di chuyển các thành phần và điều chỉnh kích thước cho tới khi đạt được hình vừa ý bạn.
user posted image

Trong hình này tôi kéo rộng logo ra một ít để tạo cho thanh nhỏ hơn
Bước 9

Giờ bắt đầu thêm text, sử dụng công cụ Text tool (T) và vẽ một hình hộp như bên dưới. Chắc chắn rằng các thông số về Paragraph là giống như hình dưới.
user posted image


user posted image


user posted image


Bước 10

Thêm thông tin bạn muốn vào đó, với tôi tôi thêm tên, địa chỉ, số điện thoại, website, email.
Bây giờ bạn có thể thay đổi và chọn phông chữ
user posted image

user posted image

user posted image

Bước 11

Tôi đã trang điểm thêm một chút (trong trường hợp này là tuỳ bạn thôi) tô đẹp thêm cho đẹp.
user posted image
Bước 12

Chọn Object -> Crop Area -> Make để chắc chắn rằng bất kì phần nào ở trên cạnh viền đều sẽ không được lưu.

Bước 13

Lưu lại cho web

st

Nên thiết kế danh thiếp như thế nào?

Thông tin liên lạc ? Đương nhiên rồi. Nhưng trước tiên hãy suy nghĩ xem danh thiếp của bạn sẽ được sử dụng như thế nào. Bạn sẽ trao danh thiếp cho đối tượng nào, họ sẽ làm gì với những thông tin trên đó và họ nhận danh thiếp trong trường hợp nào.

Nếu người nhận là đối tượng tiềm năng nhưng mới tiếp xúc lần đầu thì dòng mô tả công việc của bạn là yếu tố không thể thiếu (trong trường hợp tên doanh nghiệp không thể hiện được ngành nghề kinh doanh). Ngoài ra, danh thiếp đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận. Còn đối với khách hàng quen, họ lại đánh giá những thông tin chi tiết quan trọng hơn là yếu tố design. Chẳng hạn như các số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi… Ngoài ra ngày nay không nên thiếu địa chỉ web và email.

Nghe thì thấy rắc rối quá, có lúc bạn cũng không biết nên sắp đặt như thế nào cho hợp lý. Đừng lo, danh thiếp của bạn có đến hai mặt. Hơn nữa chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn theo những mẫu sắp xếp ngay dưới đây.

Đầu tiên, bạn hãy lưu ý những sơ sót hay mắc phải:

1. Cho số di động nhưng không cho họ tên của chủ máy. Chuyện này làm phiền khách hàng phải hỏi “Có phải công ty X gì đó không?”. Mặt khác ngay từ đầu cuộc trao đổi có phần kém thân mật.
2. Thông tin liên lạc không chính xác. Nếu bạn có website mới, đổi số điện thoại, được thăng chức… hãy in danh thiếp mới càng nhanh càng tốt. Khi trao danh thiếp bị gạch xóa và viết chồng lên thì chắc chắn ít nhiều hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng.
3. Không ghi rõ chức vụ của người có tên trong danh thiếp. Khách hàng sẽ phân vân không biết bạn làm gì, có giải quyết được nhu cầu của họ hay không.
4. Không ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không theo giờ bình thường (ví dụ như phòng mạch, nhà hàng, quán bar…).
5. Ghi những dòng khẩu hiệu quảng cáo dư thừa, đại loại như những câu như “giá cả phải chăng”, “phục vụ ân cần”…

Một số cách bố trí, sắp xếp thông tin

Danh thiếp chung của cơ sở kết hợp với phiếu giảm giá, vé mời

Thường dùng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí, ăn uống, khách sạn, du lịch, vận chuyển hành khách, thời trang, chăm sóc sắc đẹp…

Danh thiếp dành cho các công ty vừa và nhỏ

Chú trọng phong cách trình bày ấn tượng; ngành nghề kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty; những chính sách bán hàng và hậu mãi đặc biệt (ví dụ cho dùng thử 15 ngày, bảo hành trong vòng 24 giờ v…v...).

Ngoài ra những công ty nhỏ càng phải đặc biệt chú trọng đến nhãn hiệu nổi tiếng công ty đang bán. Chính những thương hiệu đã thành danh này sẽ giúp khách hàng nhớ đến công ty bạn nhiều hơn.

Kế đến, ta bắt đầu tìm hiểu những khía cạnh tinh tế trong danh thiếp

Bạn cứ nhớ rằng, danh thiếp của bạn là bạn và bạn chỉ có vài giây để làm cho khách hàng chú ý đến nó.

Phong cách

Một danh thiếp đẹp với màu sắc hài hòa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt về bạn. Không những nó trang trí thêm cho lĩnh vực bạn đang công tác mà còn thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh… sự chu đáo trong công việc, rằng bạn luôn mong muốn công việc được hoàn hảo. Nếu được thiết kế đúng mức, danh thiếp sẽ phản ánh được phong cách làm việc của công ty. Nhất là của ông chủ, bà chủ: năng động, nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo, vui nhộn v…v… Đặc biệt với các ngành giải trí, nếu bạn không chú trọng thể hiện phong cách trên danh thiếp thì quả là một thiếu sót rất lớn.

Những hữu ích khác

Có những nhà kinh doanh thích đưa thêm một vài thông tin hữu ích có liên quan đến ngành nghề của mình vào danh thiếp. Đây là một ý tưởng rất hay, những điều giản dị lại đem lại nhiều mối thiện cảm rất lớn. Nếu là những doanh nghiệp nhỏ sao bạn không thử cách này, biết đâu còn giúp được bạn bè. Nó giống như các website trao đổi link với nhau vậy. Chẳng hạn bạn có thể học hỏi từ những trường hợp sau:

Danh thiếp của người môi giới địa ốc cũng cung cấp thêm địa chỉ và số liên lạc của dịch vụ giúp việc nhà.
Chủ khách sạn, trên danh thiếp của mình có tên và địa chỉ nhà hàng đặc sản trong vùng.

Độc đáo và duy nhất

Đương nhiên chúng ta không thể đòi hỏi danh thiếp của mình không có điểm gì giống với danh thiếp của người khác. Vì mục đích chính của danh thiếp là cho người khác biết thông tin liên lạc của bạn và bạn đang làm gì. Đối với những ngành đòi hỏi tác phong ngăn nắp, cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để làm công ty bạn khác biệt.

Suu tam

8 thg 6, 2007

Như Quỳnh & lớp học “xóm ve chai”

[01.06.2007 22:26]
Xem hình
Ban ngày là một nhân viên văn phòng. Ban đêm làm MC ở các tụ điểm, sân khấu. Còn khi về nhà, Như Quỳnh được hàng xóm và các em nhỏ gọi bằng một cái tên trìu mến: cô giáo Quỳnh.

Từ bốn năm nay, ngoài công việc tay trái, tay phải như đã kể trên, MC Như Quỳnh còn dành thời gian rảnh ít ỏi của mình cho lớp học tình thương ngay gian phòng nhỏ bé mà cô thuê ở chung với ba người em trong hẻm 346 Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Đây là xóm lao động nghèo, nhiều trẻ em thất học, đứa thì đi lượm ve chai, bán vé số để phụ gia đình; đứa thì lang thang, bụi đời.

Nhớ lại những ngày đầu, do vừa phải đi học vừa phải đi làm còn nhiều khó khăn nên Như Quỳnh và em gái kế (đang học đại học) mới tìm đến “xóm ve chai” này thuê nhà ở cho rẻ. Một hôm, vào dịp Tết Trung thu, hai chị em Quỳnh mời tất cả bọn trẻ vào nhà cùng ăn bánh trung thu. “Hằng ngày thô lỗ là vậy, thế nhưng hôm ấy bọn nhóc hiền khô, có đứa tỏ ra rụt rè vì chưa tiếp xúc với mình bao giờ - Như Quỳnh kể - Khi được biết chúng đều thất học hoặc học hành dở dang, hai chị em gợi ý xem có chịu đến đây để học chữ học viết không, đa số đều gật đầu, cũng có đứa e dè, phân vân không dám trả lời dứt khoát”.

MC - “cô tiên” Như Quỳnh và các em thiếu nhi trong lâu đài Happi - Ảnh: H.SƠN

Ước mơ của Quỳnh là sẽ phối hợp với Tổ chức Vietnam Help để thành lập một quĩ từ thiện trợ giúp các lớp học tình thương, giúp kinh phí cho các nhà mở, mái ấm nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn... Quỳnh cũng mong muốn sẽ là cầu nối để kêu gọi các văn nghệ sĩ, doanh nhân và các nhà hảo tâm chung tay góp sức giúp đỡ những người bất hạnh, kém may mắn hơn mình.
Ngay hôm sau lớp học đã ra đời... Và từ đó, cứ vào buổi chiều tối thứ hai, thứ tư, thứ sáu và sáng thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, tiếng la hét, đùa nghịch thường gặp ở “xóm ve chai” đã giảm hẳn và được thay bằng tiếng ê a đọc bài, đánh vần của bọn trẻ.

Như Quỳnh mua về một tấm bảng nhỏ treo lên tường, thu xếp bớt đồ đạc để đặt mấy chiếc bàn cũ, ghế nhựa cho bọn trẻ ngồi học. Lúc đầu lớp chỉ có chưa tới chục đứa, Quỳnh “khuyến khích” bằng cách hay mua kẹo, bánh về chia cho các em. Thế là bọn nhóc rỉ tai nhau “đến nhà cô Quỳnh học vừa vui, vừa có kẹo ăn”.

Lớp học ngày một đông hơn, đến nay, không gian nhỏ bé của gian phòng không đủ cho gần 40 em theo học, Quỳnh phải chia ra làm hai lớp, cả bốn chị em Quỳnh cùng thay nhau đứng lớp; từ dạy chữ, dạy viết đến dạy các môn cơ bản như văn, toán và tiếng Anh. Cực thì có cực nhưng chị em Quỳnh rất vui, đi đâu về các em gặp đều cúi đầu chào rất lễ phép. Bà con khu phố, tổ dân phố ủng hộ hết mình. Bạn bè, đồng nghiệp và một số đơn vị mà Quỳnh quen biết cũng đã tìm đến tặng quà, quần áo cho các em những dịp lễ, tết...

Năm nay là đúng 10 năm kể từ khi vào Sài Gòn học đại học, cũng đánh dấu 10 năm làm nghề MC của Quỳnh. Lúc ấy, Quỳnh đến với nghề MC cũng rất tình cờ và như một công việc làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sau này ra trường, dù đã có công việc ổn định nhưng nghề MC vẫn cuốn hút Quỳnh mãi đến giờ. “Nhờ làm MC mà Quỳnh thường xuyên được giao tiếp với khán giả, với nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, từ văn nghệ sĩ, giới doanh nhân, đến các trẻ em nghèo... nên Quỳnh có cách nhìn về cuộc sống của riêng mình” - Quỳnh tâm sự.

Nhiều bạn bè nói vui chắc Quỳnh có căn tu vì ăn chay trường, lại thích làm việc thiện. “Chắc do ảnh hưởng từ gia đình mình. Vì hồi nhỏ Quỳnh thấy cha mẹ hay giúp đỡ người nghèo, mang cơm cho các cụ già neo đơn...” - cô MC nhỏ nhắn Như Quỳnh nói như tâm sự.

(Theo Tuổi trẻ)

Hoà nhạc từ thiện cho trẻ khuyết tật

(VNAD) - Những bản nhạc trữ tình, tiết tấu rộn rã mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống Mexico sẽ được các nghệ sỹ trường Nghệ thuật Meca biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ vào 20h ngày 8/6. Chương trình nhằm gây quỹ từ thiện cho các em khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội.

Đây là đêm nhạc bao gồm hòa tấu nhạc jazz, trình diễn nhạc cổ điển và nhạc đồng quê.

Phần hòa tấu jazz đầy ngẫu hứng sẽ được các nghệ sỹ David Dove và nghệ sỹ Trompet của trường Meca kết hợp cùng các nghệ sỹ Việt Nam trong nhóm “Giai điệu xanh” thể hiện.
Các nghệ sĩ Trường Nghệ thuật Meca sẽ biểu diễn trong chương trình.

Phần trình diễn độc tấu guitar cổ điển do nghệ sỹ gốc Việt Nguyễn Quang Bình thể hiện sự tinh tế qua những tác phẩm cổ điển của Francisco Tarrega, Fernando Sor... và một số bản nhạc đồng quê dân tộc.

Phần chính của buổi hòa nhạc là trình tấu của ban nhạc MECA Mariachi với đàn violon, guitar, vihuela, harp... qua hàng loạt những bản nhạc trữ tình tiết tấu rộn rã mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống Mexico, vốn là nơi sản sinh ra thể loại dân ca nổi tiếng.

Ban nhạc Mariachi của trường MECA gồm hơn 30 thành viên từng lưu diễn nhiều nơi trên thế giới. Trong đêm biểu diễn tại Nhà Hát Tuổi Trẻ sẽ có 7 thành viên của họ ra mắt và trình diễn giao lưu cùng khán giả yêu âm nhạc thủ đô với các ca khúc Hương thơm của tôi, Giai điệu Maya, Bài hát của người nông dân...

Trường Giáo dục đa văn hóa và Tư vấn Nghệ thuật MECA được thành lập từ năm 1977 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Đây là 1 cơ sở cộng đồng bất vụ lợi với mục đích phát triển xã hội lành mạnh, văn hóa và học thuật cho giới trẻ bằng giáo dục nghệ thuật.

MECA mở các lớp nghệ thuật cổ điển và dân gian, các hoạt động hỗ trợ nghệ thuật cho khoảng 1.700 học sinh hàng năm qua rất nhiều chương trình... Học sinh của MECA đã giành được rất nhiều giải thưởng và học bổng, thường đi lưu diễn ở nhiều nước : Pháp, Nauy, Ai-rơ-lan...

(Theo VTC)

http://www.tuthien.vn/?ad=show&ArtCat=3&ArtID=121

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỒNG NAI

Cho đến nay, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có những hoạt động từ thiện, biểu hiện sự giúp đỡ, chia sẻ đối với những khó khăn của nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Trong năm 2005 đã có 21 chương trình, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị viện trợ là 580.549 USD, tăng 24% so với năm 2004. Đối tượng thụ hưởng chủ yếu của các hoạt động này là các trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và người khuyết tật.

Một số tổ chức, cá nhân đã có các hoạt động tài trợ chính thức và thường xuyên như:

Tổ chức Christina Noble Children’s Foundation ( Anh) đã tài trợ cho các huyện Định Quán, Tân Phú trong nhiều năm qua về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, dân nghèo, xây dựng phòng học và hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo. Kết quả hoạt động của dự án đạt cao, đóng góp cho việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và nhân dân nghèo trên địa bàn huyện, cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Tổ chức Saigon Children’s Charity ( SCC-Anh) tài trợ các dự án xây dựng phòng học, cải thiện cơ sở vật chất cho ngành giáo dục ở huyện. Hỗ trợ 415 suất học bổng cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, động viên học sinh nghèo vượt khó học giỏi, giảm bớt gánh nặng học phí cho cha mẹ các em; chương trình tiết kiệm tín dụng tạo điều kiền giúp cho 754 phụ nữ nghèo vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

Tổ chức Good People World Family ( Hàn Quốc ) có dự án tài trợ thuộc lĩnh vực chăm sóc sứckhỏe cho trẻ em, nhân dân nghèo, xây dựng phòng học và hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, tặng máy vi tính cho Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán.

Chúng em cần lắm những tấm lòng
Chương trình nuôi dạy trẻ mồ côi của Hiệp hội Montlucon Saigon France ( Pháp) có mục tiêu dài hạn là nuôi dưỡng trẻ mồ côi không nơi nương tựa đến tuổi trưởng thành, mục tiêu ngắn hạn là nuôi dưỡng các cháu mồ côi cha hoặc mẹ, gia đình thuộc diện nghèo trong thời gian 3-5 năm. Đầu năm 2005, có 50 trẻ được chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, đến nay tất cả các cháu đều phát triển trí lực và trí tuệ tốt. Sự hỗ trợ của tổ chức này đã giúp giảm bớt gánh nặng ngan sách nhà nước, góp phần giải quyết khó khăn về học tập, đời sống của các cháu mồ côi, tổ chức nuôi dưỡng tập trung, góp phần hạn chế trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Long Thành.

Và còn rất nhiều, rất nhiều tổ chức cũng như cá nhân bày tỏ sự thông cảm, chia với những cảnh đời bất hạnh, có những hành động giúp đỡ chân thành đối với nhân dân tỉnh Đồng Nai như Dự án giáo dục Trung học và Đại học cho người khiếm thính do tổ chức Nippon Foundation ( Nhật bản) tài trợ; bà Taeko Matsuda ( Nhật Bản) đã tài trợ chính cho Trung tâm Bảo trợ Huấn luyện Cô nhi Biên Hòa; Tổ chức Vietnam Children Fund ( Mỹ ) hỗ trợ xây dựng trường Tiểu học Thừa Đức huyện Cẩm Mỹ; Hội khoa học Đông Nam Á ( IRO-Hàn Quốc) về huyện Cẩm Mỹ làm công tác từ thiện: phát thuốc, tặng quà, ủng hộ tiền sửa chữa nhà cho các đối tượng khó khăn…

Sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã biểu hiện sự quan tâm sâu sắc và chia sẻ khó khăn đối với nhân dân tỉnh Đồng Nai, chia sẻ gánh nặng về ngân sách cho tỉnh. Chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai hết sức xúc động và tri ân những tình cảm chân thành đó.

BBT

http://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/019/mldocument.2006-01-25.9487345324

Những ước mơ xanh và dự án 10.000 USD

(Dân trí) - Chiếc xe lăn vừa trờ tới trước cửa, một cô gái chạy vội ra đẩy chiếc xe lên thềm dốc cao. Chúng tôi nhìn lên tấm biển màu xanh: Câu lạc bộ Ước Mơ Xanh. Bên trong, những chiếc máy vi tính, máy in, máy photocopy hoạt động liên tục do chính những nhân viên khuyết tật điều khiển.

Thi thoảng, có một việc quá sức nhân viên như với tay lên cao lấy chồng giấy A4 lại có một bạn trẻ chạy đến giúp. Hơn một năm nay, câu lạc bộ đã trở thành ngôi nhà chung, chốn đi về quen thuộc và thân thương của những bạn trẻ yêu thích công việc từ thiện, những tình nguyện viên và cả những học viên khuyết tật thành phố Đà Nẵng.



Từ những tấm lòng thiện nguyện



Câu lạc bộ có hơn 100 thành viên đa phần là sinh viên các trường Đại học, cao đẳng tại Đà Nẵng. Trong đó có khoảng 30 thành viên là người khuyết tật. Số nhà 38 Nguyễn Chí Thanh vừa là “đại bản doanh” của Ước Mơ Xanh cũng là cơ sở dịch vụ tin học, in ấn, photocopy, hiện thực hóa Dự án “Vì một ước mơ xanh cho người khuyết tật” của những người trẻ yêu thích công việc thiện nguyện.



Cứ mỗi tối lại có ít nhất 2,3 hay nhiều hơn thế những tình nguyện viên luân phiên nhau đến “phụ việc” cho những nhân viên khuyết tật. Chị Nguyễn Thị Thu Hà - chủ nhiệm câu lạc bộ kể lại những ngày đầu tiên: “Hè 2005, trong một lần giao lưu với Chi hội Người khuyết tật thành phố Đà Nẵng, mình cùng Nhi và Vũ (2 phó chủ nhiệm của CLB) “ý tưởng lớn gặp nhau” trước những cảnh đời kém may mắn đã tổ chức mở lớp dạy tin học miễn phí cho người khuyết tật. Mở lớp dạy học rồi liên hệ với Sở giáo dục tổ chức thi lấy chứng chỉ nhưng học viên cầm trên tay tấm bằng chứng nhận nghề vẫn không dễ dàng tìm được việc làm như bao người bình thường khác. Vì những lý do này khác các công ty đều lắc đầu ái ngại.



Mình vừa thấy bất nhẫn vừa day dứt không yên trong lòng. Có một cái nghề vững vàng nhưng các anh chị vẫn không dùng được tấm bằng chứng nhận để kiếm việc mưu sinh thì việc mình làm cũng không có ý nghĩa thực sự. Phải tìm cách tạo cho các anh chị em có công ăn việc làm”.



Ý tưởng có rồi nhưng đâu phải dễ dàng thực hiện. Bài toán kinh phí là một bài toán khó. Vậy là tự mỗi tình nguyện viên đóng góp “vun vén” từ cái bàn, cái ghế đến thuê địa điểm. Rồi vận động các nhà hảo tâm...

Chị Thu Hà đang hướng dẫn các học viên của lớp tin học miễn phí



Đến dự án 10.000 USD



Tháng 1/2006, ý tưởng hình thành một cơ sở đào tạo và dịch vụ tin học, nơi tạo việc làm cho người khuyết tật của câu lạc bộ Ước Mơ Xanh đã được Lê Thị Phương Nhi, cô sinh viên xuất sắc của Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Phó chủ nhiệm CLB đem ra trình bày trong Hội trại công dân trẻ Quốc tế do Hội đồng Anh tổ chức mà Nhi tham dự tại Phi-lip-pin. Nhi cho biết: “Các bạn trẻ Quốc tế tham gia Hội trại rất ủng hộ ý tưởng của Nhi và đóng góp thêm ý kiến để thành lập dự án. Đến lúc tham dự hoạt động sau trại tại Sapa tháng 3/2006, Nhi đã viết xong phần cơ bản của Dự án “Vì một ước mơ xanh cho người khuyết tật” và tiếp tục trình bày trước Hội trại”.



Dự án được đánh giá cao và Nhi có đủ tự tin đem dự án tham gia cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2006. Niềm vui vỡ òa trong tim những thành viên của Ước Mơ Xanh khi Dự án đoạt giải và được Ngân hàng thế giới duyệt hỗ trợ kinh phí 10.000USD. Vậy là cơ sở tin học của Ước Mơ Xanh khang trang hơn một chút, có thêm vài dàn máy vi tính, thêm chiếc máy in, máy photocopy.



Không chỉ mở lớp tin học miễn phí và tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật. Câu lạc bộ Ước Mơ Xanh còn hỗ trợ cơ sở vật lý trị liệu-massage tạo việc làm cho người khiếm thị, mở các lớp học tình thương cho trẻ em nghèo. Thường xuyên, các bạn đến tận những vùng sâu, vùng xa, những vùng thiên tai đi qua để trao những phần quà do chính thành viên của CLB quyên góp; cắt tóc miễn phí cho trẻ em trong các trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố, trẻ em nghèo mồ côi..., đến thăm và chăm sóc các cụ già neo đơn tại Trung tâm xã hội thành phố... Mỗi chuyến đi chắt chiu thêm một chút niềm vui trong lòng những người trẻ bởi “Chúng tôi là những người yêu thích công việc thiện nguyện, lập nên câu lạc bộ này với mong muốn chia sẻ khó khăn, giúp đỡ những người bất hạnh, đặc biệt là người khuyết tật hòa nhập xã hội và vươn lên trong cuộc sống”.



Bạn Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trưởng nhóm Khuyết tật CLB Ước Mơ Xanh tâm sự: “tham gia cùng Ước Mơ Xanh, em có cơ hội được học tập, được giao lưu và gặp gỡ, tâm sự với những người đồng cảnh ngộ, để thấy những mặc cảm trong lòng vơi dịu đi rất nhiều vì nhìn ra cuộc sống vẫn còn nhiều số phận bất hạnh hơn mình rất nhiều và thấy mình vẫn có ích khi được cùng Ước Mơ Xanh đem chút niềm vui trong ánh mắt, nụ cười trong hành trình làm công tác thiện nguyện”.



Xin mượn lời bài hát của Nhạc sĩ Ngô Duy Khoái viết tặng Ước Mơ Xanh trong một cuộc hạnh ngộ cùng những người bạn trẻ làm công tác từ thiện tại xã miền núi Hòa Sơn, Đà Nẵng để kết lại bài viết này: “Vì sống trên đời là sống cho nhau vì nhau. Khi quê hương còn bao vết thương chưa lành. Khi trên đời còn bao người không may. Nơi đâu cuộc đời cần, Ước Mơ Xanh chúng tôi sẵn sàng. Một manh áo mới cho em đến trường, một tấm chăn lành cho mẹ mùa đông... Triệu bàn tay nhân ái xoa dịu bao nỗi đau. Cho triệu đoá hoa đời nở từ những ước mơ xanh.”



Khánh Hiền
http://www19.dantri.com.vn/tamlongnhanai/2007/3/172579.vip

“Người làm từ thiện... ban đêm"

Ngày xưa khi còn bé, mọi người hỏi: “Bé Thư lớn lên sẽ làm gì?” Cô bé nhỏ con, nhút nhát chỉ dám thỏ thẻ ước mơ khiêm tốn của mình: “Con sẽ làm cô giáo nhà trẻ”. Thêm vài tuổi đời, ước mơ của “cô giáo nhà trẻ” cũng lớn lên thêm chút: “Sẽ mở trường nuôi dạy trẻ mồ côi”. Và đó cũng chính là ước mơ lớn nhất mà Đỗ Anh Thư theo đuổi suốt cuộc đời...

Từ một ước mơ

Soạn: AM 515773 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đỗ Anh Thư trong một chuyến về thăm quê hương và khảo sát dự án cho VNHELP

Tốt nghiệp phổ thông trung học, Anh Thư không thi tiếp đại học mà tình nguỵên đi dạy mẫu giáo như ước nguyện của mình. Những đồng lương đầu tiên mẹ bảo: “Chỉ đủ để uống nước mía” nhưng cô giáo không “uống nước mía” mà dùng để mua quần áo, đồ dùng học tập tặng cho các học trò nhỏ và...thuê xích lô chở học trò đi tham quan Sở thú! Có những cháu gia đình lao động nghèo quá không đưa đón cháu đến trường nên cô giáo thường xuyên tự nguyện đến tận nhà đưa đón các cháu bằng chiếc xe đạp nhỏ bé. Nghèo, cái nghèo như ám ảnh nhưng không phải để bằng mọi cách để làm giàu mà làm sao xoá bớt cái nghèo, đem lại cuộc sống no đủ cho những người khốn khó, đó chính là con đường mà Đỗ Anh Thư đã lựa chọn.

Năm 1979, Anh Thư đến Mỹ, như bao người khác, cô lao vào học và làm việc để “được sống như mọi người”, cô bảo. Tốt nghiệp cử nhân ngành vi tính tại đại học danh tiếng University of California Berkeley năm 1984, Anh Thư có việc làm ngay với mức lương khá cao. Thế nhưng những ngày ngồi trên ghế giảng đường, “máu làm từ thiện” cứ thôi thúc nên Thư đã tham gia rất nhiều công tác cộng đồng như chương trình Truyền hình Việt Nam tại San Jose và Quỹ Y tế giáo dục văn hoá nhằm kêu gọi các tổ chức, các nhà từ thiện giúp đỡ cho những người nghèo khổ tại Việt Nam. Chính những hoạt động này mới làm cho Anh Thư cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Càng tham gia hoạt động từ thiện, Anh Thư càng nhận ra ý nghĩa cao cả, niềm vui to lớn đã đem lại cho những người nghèo trong đất nước, nơi mình sinh ra.

“Người kỹ sư ban ngày - Giám đốc từ thiện ban đêm”

Soạn: AM 515777 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đem lại cuộc sống no đủ cho những người khốn khó, đó chính là con đường mà Đỗ Anh Thư đã lựa chọn.


Đó là câu nói do các biên tập viên của Kênh truyền hình ABC vùng Bắc California dành cho Đỗ Anh Thư. Chị đã được kênh truyền hình này bình chọn là “Tấm gương xuất sắc gốc Á châu” vì những đóng góp cho cộng đồng. Quả thật, là một kỹ sư vi tính, Anh Thư không chỉ giữ vai trò lãnh đạo trong các dự án kỹ thuật của công ty mà chị luôn được đánh giá cao về năng lực, tinh thần trách nhiệm. Thế nhưng còn có một Anh Thư khác luôn hướng về cộng đồng, về những người cùng màu da tiếng nói đang ở quê nhà cần sự giúp đỡ. Anh Thư đã được đề cử vào danh hiệu “Phụ nữ làm công tác xã hội tốt” của Quỹ phụ nữ làm vịêc tại Thung lũng Silicon (California). Dù ở vai trò, vị trí nào, Anh Thư cũng sống chết hết mình. Chị Doãn Cẩm Liên, một người bạn thân thiết của Anh Thư từ bé nay đã là điều phối viên của Tổ chức phi chính phủ làm các dự án trợ giúp y tế, giáo dục, văn hoá cho Việt Nam (VNHELP) cho biết: “Khi lần đầu Anh Thư về nước, tôi ngỡ ngàng nhận ra một Anh Thư đã hoàn toàn khác, một Anh Thư năng nổ, mạnh dạn và dứt khoát chứ không còn là cô bé nhút nhác của ngày xưa. Cô ấy lao vào công việc bằng tất cả nhiệt tâm, có khi chúng tôi làm việc đến 1, 2 giờ khuya mà chỉ chủ yếu xoay quanh các dự án của VNHELP, không còn thời gian để tâm tình, ôn lại kỷ niệm của ngày xưa”. Chẳng ngại ngùng, Anh Thư tâm sự: “Quả thật mình luôn bị cuốn hút vào các dự án của VNHELP, cứ thấy những dự án ngày càng lớn mạnh, những người được VNHELP trực tiếp giúp đỡ nay đã trưởng thành, thoát được cảnh nghèo khó, nhìn những người trực tiếp thụ hưởng những gì do VNHELP đem lại, đối với tôi đó là liều thuốc bổ vô giá. Đó chính là động lực giúp tôi làm việc quên cả ngày đêm, quên đi những buổi tiệc giải trí, chẳng có thời gian để mua sắm, nhịn ăn trưa dành thời gian cho những cuộc hẹn với VNHELP, và những đêm trăn trở vì những điều chưa thực hiện được...Nhiều lúc cũng cảm thấy mệt mỏi nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ cuộc mà luôn cố gắng để sắp xếp lại công vịêc để hoàn chỉnh hơn, chuyên nghiệp hơn, đỡ vất vả hơn và cũng cảm thấy hạnh phúc hơn...”

Năm 1991, Anh Thư và nhóm bạn cùng chí hướng đứng ra thành lập tổ chức VNHELP. Hàng đêm, chị mải miết làm việc và là người có nhiều sáng kiến, mạnh dạn đi những bước đầu tiên cho rất nhiều chương trình căn bản của VNHELP tại Mỹ. Trong những năm đầu chị đã cùng chồng mang kiến thức kỹ thuật của mình thiết kế nhiều chương trình cho anh em VNHELP sử dụng để nâng cao năng suất và hiệu qủa công việc. Khi là một Anh Thư Giám đốc thông tin, khi là một Giám đốc gây quỹ, khi lại là một Anh Thư xông thẳng vào thực hiện phim quảng cáo để đưa VNHELP ra mắt quần chúng qua các chương trình ca nhạc chọn lọc gây quỹ…Đến nay, sau 14 năm, tai VN VNHELP đã thực hiện những dự án lớn không chỉ giúp cho người nghèo VN thoát nghèo mà còn tạo điều kiện để họ vươn lên tự lập. Hiện nay, VNHELP đã có giấy phép hoạt động tại 11 tỉnh thành tại Việt Nam. Chương trình học bổng Nguyễn Trường Tộ dành cho sinh viên nghèo học giỏi được bắt đầu từ năm 1991 và duy trì cho đến ngày nay đã cấp trên 300 suất học bổng trị giá hàng trăm ngàn USD đã giúp nhiều sinh viên vượt khó, thực hiện được hoài bão và ước mơ của mình. Bác sĩ TrầnThế Thọ, người đầu tiên được nhận học bổng của VNHELP đầu tiên vào năm 1991 nhớ lại: “Tôi được nhận học bổng vào năm 1991 với mức 100 USD/năm Lúc đó mỗi đĩa cơm chỉ 1.500 đồng. Tính ra với 100 USD ấy tôi có thể sống được ngày hai bữa trong suốt một năm học. Đó là phần thưởng vô giá đối với một sinh viên nghèo khó như chúng tôi lúc đó. Học bổng Nguyễn Trường Tộ là ngọn lửa thôi thúc chúng tôi học tập tốt hơn và bây giờ đã trưởng thành chúng tôi thấy mình phải có trách nhiệm với xã hội hơn...Đã nhiều lần làm việc với chị Thư trong các dự án của VNHELP, với tôi Anh Thư là một phụ nữ đáng quý trọng cả về sự nhiệt tình, tài năng và sự hy sinh”


Soạn: AM 515783 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Anh Thư trong một lớp học dành cho trẻ đường phố - Dự án của VNHELP

Năm 1993, Đỗ Anh Thư về nước lần đầu tiên và trực tiếp đi thực tế, kiểm tra các dự án của VNHELP tại Việt Nam. “Người dân trong nước còn nghèo khó quá, mỗi lần đến những vùng sâu, vùng xa, lòng tôi lại nặng trĩu nỗi buồn vì những cảnh đời cơ cực”, chị tâm sự. Và trăn trở của Anh Thư đã biến thành những dự án lớn được cộng đồng người Việt tại Mỹ quan tâm giúp đỡ. Chị đã trở thành nhịp cầu nối để người Việt tại Mỹ đến với người Việt trong nước, cùng nhau chia sẻ khó khăn, lá lành đùm lá rách. Chương trình xây dựng trường học cho vùng sâu vùng xa được tiến hành từ năm 2000 đến nay đã có 14 ngôi trường được xây mới, hàng chục ngôi trường cũ được sữa chữa lại cho khang trang phục vụ cho trên 5.000 cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học ở các vùng sâu, vùng xa. Từ đầu năm 2005 đến nay, VNHELP đã xây thêm 3 ngôi trường nữa giúp cho hàng trăm học sinh có thêm điều kiện để cắp sách đến trường cùng bạn bè trương lứa. Riêng năm 2005, VNHELP dự kiến gửi về 400.000 USD cho những dự án giúp đỡ Việt Nam. Năm 1998, Đỗ Anh Thư giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNHELP, chị đã trở về VN trong 5 tuần để khảo sát và lên kế hoạch, dự án lớn hơn để giúp đỡ cho VN. Khi đi thực tế tại miền Trung, núm ruột nghèo của đất nước, nhận thấy nhiều thanh niên lớn lên vẫn không có việc làm nên đời sống cứ cơ cực, lam lũ, Anh Thư đã chủ trương đẩy mạnh các dự án dạy nghề và tìm việc miễn phí cho thanh thiếu niên nghèo. Đến nay, các trường dạy may, thêu, vi tính tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên…đã đi vào hoạt động ổn định giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm thanh thiếu niên vào đời. Và với những đứa trẻ lang thang, những người bị khuyết tật, neo đơn không nơi nương tựa, người nữ giám đốc của VNHELP không chỉ giúp đỡ bằng vật chất mà bằng chính từ thương yêu từ trái tim vốn nhạy cảm và nhân ái của chị bằng việc tài trợ hàng ngàn chiếc xe lăn, tổ chức các đoàn từ thiện khám chữa bệnh miễn phí và hỗ trợ các dụng cụ, phương tiện y tế hiện đại cho các cơ sở y tế.

Và một tấm chân tình của Người Viễn Xứ...

Soạn: AM 515789 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Anh Thư (phải) trong ngày nhận giải thưởng "Vinh danh người xuất sắc gốc Á châu”

Gần 30 năm làm người viễn xứ và mặc dù đã mang quốc tịch Mỹ nhưng chị bảo: “Tôi thấy mình vẫn là người Việt Nam, ăn cơm VN thấy ngon hơn thức ăn Mỹ, nói tiếng Việt thấy thoải mái, cảm thông dễ dàng hơn tiếng Mỹ, xem sinh hoạt văn hoá VN thấy ấm lòng hơn. Tôi là đứa con đi xa lúc nào cũng nhớ về quê mẹ tha thiết...” Và đứa con đi xa ấy không chỉ hướng về quê mẹ bằng tình cảm nhớ nhung mà bằng cả tấm lòng với sự giúp đỡ thiết thực. Anh Thư kể: “Năm 2000 tôi đi thăm dự án xây trường học tại tỉnh Thừa Thiên Huế, xe chúng tôi bị tai nạn lọt xuống ruộng nước ngập mênh mông vì gặp cơn lũ. Dân làng gần đó từ thanh niên đến cả những cụ già đã cùng nhau “hò dô ta” để kéo xe lên trong cơn mưa lạnh ướt. Sau đó một gia đình mời chúng tôi vào trú mưa, đãi chúng tôi mì gói, nước uống để chờ xe khác đến đón nhưng nhất định không chịu lấy tiền. Trong ngôi nhà tranh vách lá nhỏ bé ấy, tôi thấy cái tình của người dân Việt mình lớn lao biết bao...” Những đóng góp của VNHELP cũng đã đến ngày cho quả ngọt. Những sinh viên ngày nào nhận học bổng của VNHELP đã trưởng thành, có chỗ đứng, có địa vị trong xã hội nay đã quay lại làm thiện nguyện viên, điều phối viên giúp đỡ nhiệt tình cho các dự án của VNHELP tại Việt Nam như bác sĩ Trần Thế Thọ, Lê Đình Thảo... Bác sĩ Lê Đình Thảo cho biết: “Ban liên lạc cựu sinh viên nhận học bổng Nguyễn Trường Tộ đã được thành lập, tôi nghĩ với những đóng góp to lớn của VNHELP, ngày sẽ có nhiều bạn sinh viên cũ quay trở về đóng góp cho VNHELP trong công tác xã hội”.

Khi chúng tôi tìm hiểu tư liệu để viết bài về chị, đầu tháng 08.2005, khá bất ngờ khi tôi nhận được email của Đỗ Anh Thư báo tin: “Mình đã xin nghỉ việc tại công ty Sun Micosystems để toàn tâm toàn ý với VNHELP”.

Xuất phát từ đâu mà chị từ bỏ cơ hội làm việc, những điều kiện vật chất để theo đuổi công việc từ thiện?

Đỗ Anh Thư: Bản chất của tôi từ bé là thích hoạt động từ thịên, muốn giúp đỡ những người khó khăn xung quanh mình. Mặc dù được đánh giá cao về năng lực chuyên môn nhưng công vịêc khoa học kỹ thuật không phải là niềm đam mê của tôi. Ai cũng có một lý tưởng để lựa chon, làm công tác xã hội với những kết quả thiết thực tác động trực tiếp đến nhiều người làm tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Hơn nữa tổ chức VNHELP đến nay đã trải qua 14 năm với bước phát triển ngày càng lớn mạnh. Đã đến lúc cần phải được chuyên nghiệp trong các hoạt động của mình nên tôi chấp nhận là người đi đầu để VNHELP lớn mạnh và ngày càng giúp đỡ thiết thực cho người dân trong nước nhiều hơn vì nhu cầu trong nước rất lớn.

Trước khi đi đến quyết định nghỉ việc, chị có trăn trở? Chị được và mất những gì trong quyết định của mình?

Soạn: AM 515793 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bây giờ, mình đã có ba đứa con, hai đứa con ruột và đứa con tình thần là VNHELP

Đỗ Anh Thư: Tôi suy nghĩ và trăn trở nhiều lắm chứ. Khi nghỉ việc, tôi mất hẳn hơn 100.000 USD lương căn bản hàng năm cùng những bổng lộc và lợi nhuận khác nhưng tôi nghĩ đời sống vật chất thiếu hay đủ là do quan niệm của mình. Mình nghỉ việc thì sẽ có người khác thay thế, còn ý nghĩa của những việc làm đem lại hạnh phúc to lớn thì không phải ai cũng có và ai cũng làm được. Bây giờ, mình đã có ba đứa con, hai đứa con ruột và đứa con tinh thần là VNHELP, chúng đang ở độ tuổi trưởng thành nên cần phải chăm sóc kỹ để chúng lớn mạnh. Nghỉ việc mình sẽ có thời gian nhiều hơn để chăm sóc cho cả ba đứa con. Cái mất thì thấy trước mắt còn cái được thì không thể “cân đo đong đếm” vì đó là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn mong ước làm sao để giúp đỡ những người nghèo, kém may mắn ở quê hương mình được nhiều nhất, muốn đất nước Việt Nam của mình giàu mạnh và làm sao để người Việt ở Hải ngoại có điều kiện gắn kết với người dân trong nước nhiều hơn, giúp đỡ thiết thực hơn.

Đã nhiều lần về VN, chị nhận xét như thế nào về sự thay đổi của đất nước?

Đỗ Anh Thư: Mỗi lần về tôi thấy VN càng thay đổi nhiều, ngày càng đẹp hơn. Người dân Việt mình rất đáng yêu, những người trẻ thì đầy sức sống và biết ước mơ, hy vọng nhưng VN vẫn còn nghèo về nhiều mặt lắm...

Sau một ngày làm việc, đêm đến chị nghĩ về điều gì nhiều nhất?

Đỗ Anh Thư: Công việc của VNHELP luôn chiếm hết thời gian và tâm trí tôi. Điều tôi vui nhất là sự tin cậy của những vị ân nhân, những người xa lạ nhưng đến gặp và trao cho tôi số tiền cùng lời tin tưởng, những lời dặn dò ân cần, những thăm hỏi chân tình... tất cả đã đặt niềm tin vào mình nên không thể phụ lòng mong đợi. Đối với tôi đó là liều thuốc bổ giúp tôi làm việc quên ngày đêm. Tôi cũng cảm thấy thương yêu vô cùng những tình nguyện viện đã đến với VNHELP, nhờ có sự góp sức và khuyến khích của họ mà tôi mới có thể thành công trong vai trò lãnh đạo và cùng đưa tổ chức đến tầm vóc đáng kể ngày hôm nay.

Theo chị, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể gì để Việt kiều mạnh dạn về nước đầu tư, các tổ chức Việt kiều giúp đỡ cho người dân trong nước nhiều hơn?

Đỗ Anh Thư: VN đã có nhiều thay đổi tích cực trong những năm gần đây nhưng theo tôi vẫn chưa đủ để Việt kiều mạnh dạn về đầu tư. Vì sao ư? Những thông tin về nạn tham nhũng làm nhiều người lo ngại, vấn đề luật pháp cũng chưa chặt chẽ, một số bà con ở hải ngoại cũng chưa hiểu rõ về chính sách, chủ trương của Nhà nước dành cho Việt kiều. Vết thương chiến tranh vẫn còn trong một số người lớn tuổi nên tôi nghĩ Nhà nước và ngay cả bà con Việt kiều nên tiếp tục bày tỏ thiện chí hàn gắn vết thương nhiều hơn, thông cảm và hiểu nhau hơn để hướng đến cái chung. Riêng trong lĩnh vực các hoạt động phi chính phủ, tôi mong Nhà nước sẽ có những chính sách rộng và thoáng hơn như: đương nhiên được miễn thuế mà không phải làm thủ tục xin, và cho phép nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước ra đời và hoạt động để có điều kiện giúp đỡ cho nhiều người.

Không phải là những bằng cấp, những nghiên cứu khoa học làm rạng danh cho Việt Nam ở hải ngoại nhưng tấm lòng của Đỗ Anh Thư cùng những đóng góp của VNHELP chính là một nét son về một người con xa xứ luôn hướng về đất mẹ để mọi người Vinh danh... Xin cám ơn chị, cám ơn một tấm lòng dành trọn vẹn cho đất nước.

M.D

http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/vinhdanhnuocviet/2005/08/479383/

Tấm lòng của vợ chồng người Đức với một cô gái Việt

Nhà văn Lê Minh Hà hiện đang sinh sống tại Đức đã gửi đến báo chí một câu chuyện cảm động giữa một gia đình người Đức với hai mẹ con cô gái Việt mà họ đã từng gặp gỡ, cưu mang cách đây hơn 1/4 thế kỷ và đang rất mong có ngày được gặp lại.

Một người đàn ông Đức bất ngờ gọi điện cho tôi. Ông nói, suốt 1/4 thế kỷ qua ông và vợ vẫn thầm cầu mong một ngày gặp lại cô gái đó - cô Nguyễn Thị VUONG.

Gia đình Verne Watzik biết tới Việt Nam vào những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước, qua những người Việt trẻ tới Đức theo hiệp định hợp tác lao động giữa hai nhà nước.

Một sự ngẫu nhiên đã gắn kết gia đình Werne Watzik với một người Việt trong số đó - cô Nguyễn Thị VUONG. (Trong mảnh giấy mà cô để lại, nhiều chữ không có dấu nên không thể đoán được tên cô, chỉ biết cô quê ở Hà Bắc).

Trong những bức ảnh đen trắng mà Werne đưa cho chúng tôi xem là hình ảnh một cô gái quê xinh xắn và nhí nhảnh.

VUONG qua Đức vào năm 1982, với mong mỏi được làm ăn cật lực dăm ba năm ở quê người cho một cuộc đổi đời ở quê nhà.

Ngày đó, được đi hợp tác lao động là ước vọng của rất nhiều người Việt.

VUONG may mắn được lên đường. Nơi cô tới là một thành phố nhỏ: Scharfenstein, sau đó chuyển tới Wolkenstein.

Nhưng thần may mắn không mỉm cười với VUONG. Điều bí mật cô đã giấu được qua bao nhiêu vòng kiểm tra sức khoẻ trước ngày đi sang tới Đức bị lộ: VUONG có thai.

Từ đó, thay vì chôn mình trong công xưởng, nhiều lần cô phải vào bệnh viện.

Theo quy định của hiệp ước lao động giữa hai nhà nước Việt Nam và CHDC Đức lúc đó, ai mất sức làm việc sẽ bị đưa về nước chứ không được phép ở lại.

Mà nếu cô trở về, cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao, không hẳn vì gánh nặng tiền bạc lo cho chuyến đi chưa trang trải được, mà là miệng tiếng người đời, là nỗi buồn phiền câm nín của cả gia đình, là một nơi chốn dung thân chưa biết chỗ nào, là một việc làm để có miếng nuôi con đỏ.

Chính trong những ngày bối rối ấy, VUONG đã gặp Ina Watzik đang làm y tá tại bệnh viện. VUONG sinh con ở đó, năm 1983, trong bàn tay chuyên môn, trong tấm lòng đùm bọc của bè bạn người Việt và của cán bộ nhân viên y tế người Đức.

Hai người đàn bà, Ina và VUONG đã thành bè bạn. Sợi dây ràng níu hai tấm lòng đàn bà đó lại với nhau, mà một đầu dây đến giờ Ina vẫn giữ không phải là ngôn ngữ, mà là sự cảm thông không thành lời giữa con người với con người.

Werner Watzik viết cho chúng tôi về ngày tết Việt mà ông và vợ đã được mời tham dự, nhờ quen biết VUONG và qua cô, quen biết thêm nhiều người Việt khác.

Ông và bà đã học được từ họ đôi ba tiếng Việt, đã mua từ điển Đức Việt, (tôi đoán là từ điển do tiến sĩ Đỗ Ngoạn, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Đông Đức biên soạn, cẩm nang của sinh viên Việt tại đây một thời, vẫn được gọi là từ điển chú Ngoạn).

Wanzik còn cẩn thận ghi âm tiếng của VUONG để tập nói theo.

Một đôi giai điệu dân ca Việt Nam, sau một phần tư thế kỉ, đến giờ ông bà vẫn còn nhớ.

Đấy chắc là những làn điệu quan họ, vì cô gái đáng thương và đáng mến Nguyễn Thị VUONG vốn là con gái Hà Bắc.

Werner kể, đứa con sinh nơi xứ lạ được mẹ khai sinh là HONG DUC (tôi đoán là Hồng Đức).

Bé không biết gì về nước Đức, vì phải theo mẹ rời đất nước này ngay sau đó, trở về quê nhà.

Các nhân viên y tế Đức cùng Ina Werner đã lưu luyến đưa hai mẹ con Hồng Đức ra tận sân bay Berlin – Schönerfeld, cùng khóc cho sự chia tay bắt buộc với hy vọng sẽ có một ngày gặp lại.

Werner kể sau cuộc chia tay đó ba bốn năm, ông bà có được tin về VUONG qua một người bạn của cô, lúc đó vẫn làm việc tại Đức, rằng cô và con gái Hồng Đức sống ở quê cũ. Có điều, họ không biết làm thế nào liên lạc với nhau.

Werner Watzik và vợ sau thống nhất nước Đức đã sang Frankfurt am Main, sống và làm việc ở đó đến giờ.

Năm tháng trôi qua không làm họ nguôi nhớ một người con gái Việt Nam tên VUONG, một em bé Việt Nam tên HONG DUC, đã đến xứ sở của họ trong hi vọng và và rời xứ sở của họ trong nước mắt.

"Hai mẹ con VUONG bây giờ ở đâu? Sống ra sao? Nếu có địa chỉ của họ, chúng tôi muốn tới thăm họ tại Việt Nam,"Werner Watzik thổ lộ.

Đứa bé gái năm xưa được mẹ sinh ở Đức nay đã gần 25 tuổi. Hồng Đức, có phải tên cháu là thế?

Cháu bây giờ ở đâu, làm gì? Hai mẹ con cháu sống thế nào suốt những năm tháng vừa qua?

Chắc mẹ có kể cho cháu nghe mẹ đã mang nặng đẻ đau cháu như thế nào phải không?

Khổ sở, lo nghĩ rất nhiều, nhưng không hề cô độc, giữa những tấm lòng.

Nếu hai mẹ con cháu đọc được những dòng này, xin liên hệ về tòa soạn, hoặc liên hệ với Lê Minh Hà – Oldenburger str. 35 – 10551 Berlin – Deuschland.

Và các bạn, nếu đọc được những dòng này, xin giúp VUONG, HONG DUC, Verner và InaWatzik một lần gặp lại.

Theo Tiền Phong

Người gây quỹ từ thiện triệu đô


Với 16 năm làm từ thiện tại Việt Nam, Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) do ông Trần Văn Ca, Việt kiều Mỹ sáng lập đã cung cấp miễn phí hơn 100.000 chân tay giả, xe lăn cho người tàn tật ở Việt Nam.

Chỉ riêng năm 2003, ông Ca đã quyên góp được 1,7 triệu USD để mua chân tay giả và xe lăn cho những người tàn tật.

Thế nhưng, ông Ca luôn từ chối nói về mình với lý do: “Những công việc tôi làm mới chỉ là hạt cát trong đại dương”.

Làm nhiều, nói ít, có lẽ, đó là tính cách của Trần Văn Ca. Trong một thời gian dài hoạt động tại Việt Nam, hầu như chẳng mấy người biết tới công việc thầm lặng của ông Ca và VNAH.

Những chuyến trở về Việt Nam của ông cứ mau dần, và mỗi lần trở lại đều có những món quà.

Khi là những chiếc chân tay giả, xe lăn, xe lắc, khi là đoàn bác sỹ khám chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, nguời tàn tật.

Gần đây nhất, tháng 3/2007, ông đưa đoàn bác sỹ tình nguyện Mỹ - Việt tới khám chữa bệnh tại các tỉnh phía Nam. Tháng 4/2007, ông trở lại Việt Nam với chuyến đi tặng chân tay giả và xe lăn ở Thái Bình.

Cho tới nay, hoạt động của Hội đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, từ Thái Nguyên, Cao Bằng tới các tỉnh ĐBSCL.

“Quy mô chương trình của chúng tôi nhỏ, nhưng thiết thực và được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao” - Ông Ca phấn khởi cho biết.

Trở về

Năm 2003, tờ Washington Post đã có bài viết về ông Trần Văn Ca với tựa đề: Đi để trở về, trong đó ca ngợi ông là một nhà hảo tâm. Ban đầu, chỉ là một ít tiền dành dụm được, gửi về nước cho bố mẹ ở Việt Nam coi như là bổn phận của một người con.

Hơn 30 năm sau ngày sang Mỹ, sau những nhọc nhằn thuở ban đầu, Trần Văn Ca đã trở thành người chủ của một nhà hàng sang trọng rộng 5 ha tại Great Falls.

Sau một chuyến trở về Việt Nam và cuộc gặp gỡ với một thương binh cụt cả hai chân lê trên hè phố, ông mới ngộ ra một điều rằng, thật quá ích kỷ nếu chỉ biết giúp đỡ cho mỗi gia đình mình.

Từ bỏ công việc kinh doanh nhà hàng đầy triển vọng, ông thành lập Hội Hỗ trợ người tàn tật Việt Nam tại Virginia (Mỹ) năm 1991 với 10.000 USD.

Số tiền này dùng để mua xe lăn cho người tàn tật gửi về nước.

Cho tới nay, Hội của ông đã xây dựng được hai xưởng sản xuất chân tay giả ngay tại Việt Nam vừa tiết kiệm được chi phí vừa tạo công ăn việc làm cho người tàn tật.

Tờ Reader’s Digest cũng cho biết, Trần Văn Ca đã từ bỏ năm nhà hàng ăn nhanh kiểu Mexico tên là Taco Amingo và ngôi biệt thự có tới tám phòng ngủ trị giá hàng triệu đô la ở Mỹ để trở về Việt Nam làm từ thiện.

Đến nay VNAH đã nhận tài trợ từ Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) tổng cộng 5,6 triệu USD cho các dự án hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam.

Tháng 11/2006, Quốc hội Mỹ đồng ý chuẩn chi khoản hỗ trợ trị giá 400.000 USD cho VNAH để xây dựng một trung tâm phục hồi sức khỏe tại Đà Nẵng.

Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình Các bệnh viện và trường học Mỹ ở nước ngoài (ASHA).

Trăn trở “đầu ra” cho người khuyết tật

Ông Ca nhận ra một điều, nếu chỉ đào tạo nghề cho người tàn tật thì sẽ là một lãng phí lớn nếu không biết cách tạo đầu ra cho họ.

Mô hình liên kết giữa đào tạo nghề và việc làm đang được VNAH triển khai thí điểm tại Đông Anh (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng).

Ông Ca cho biết, cần phải chủ động tìm đến các liên doanh, doanh nghiệp, các cơ quan sử dụng lao động đề nghị họ giúp đỡ bằng cách mình đào tạo nghề giúp họ, họ nhận giúp học viên cho mình.

Thật bất ngờ, chương trình thí điểm đã có dấu hiệu khả quan. Dự án đào tạo nghề tại Đà Lạt của VNAH đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Cty Gia Hùng.

Không những Cty hứa sẽ nhận những người khuyết tật vào làm việc, mà trong quá trình đào tạo nghề, họ còn cử chuyên viên tới giúp đỡ cả chuyên môn lẫn kỹ thuật như tặng trang thiết bị may, phụ liệu may...

“Đây là dự án hỗn hợp đầu vào, đầu ra khép kín đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí và cũng khuyến khích được người tàn tật theo học.

Trên 90% học viên đã có công ăn việc làm ổn định sau khi kết thúc khóa học” - ông Ca cho biết.

boxTrong 16 năm qua, VNAH đã phẫu thuật, chỉnh hình cho hàng ngàn trẻ em tàn tật, hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 2.000 thanh thiếu niên nghèo, tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, giúp hơn 6.000 trẻ em nghèo, mồ côi, trẻ đường phố và gia đình các em hồi gia, học tập, học nghề, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hơn 35 trường học tại các vùng nông thôn và miền núi nghèo, tổ chức các chuyến công tác khám chữa bệnh miễn phí với y, bác sỹ và tình nguyện viên từ Hoa Kỳ và các dự án tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

VNAH là tổ chức phi chính phủ của người Việt ở nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Theo Tiền Phong