31 thg 10, 2015

Sản xuất rau rừng hàng hóa

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) đã xây dựng thành công mô hình thuần hóa 3 loài rau rừng (bầu đất, lỗ bình và cần dại) theo hướng SX rau thương phẩm.
 
 
Trồng rau rừng là hướng đi mới cho nông dân Lâm Đồng.
Mô hình góp phần mở ra hướng đi mới cho người nông dân trong việc lựa chọn SX các loại rau xanh thương phẩm có giá trị kinh tế cao; nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Th.S Tôn Thất Minh, GĐ Trung tâm Nghiên cứu rừng nhiệt đới cho biết: Rau rừng là loại rau có giá trị, dinh dưỡng cao và có thị trường tiềm năng. Nếu thuần hóa được các loại rau rừng để đưa vào SX, hình thành nên các vùng chuyên canh, cung cấp rau bền vững sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng. Trên cơ sở nhân rộng kết quả đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng” do Th.S Lương Văn Dũng (ĐH Đà Lạt) làm chủ nhiệm đề tài, tháng 8/2014 Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới đã tuyển chọn và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với rau bầu đất, cần dại, lỗ bình. Anh Đinh Hữu Mạnh, công nhân chăm sóc vườn ươm cho biết, các loại rau rừng được trung tâm đưa vào thử nghiệm canh tác cùng lúc trong hai môi trường là nhà lưới và tự nhiên đều sớm thích nghi và sinh trưởng rất tốt. Sau gần 1 tháng xuống giống là bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi đợt thu hoạch sau cách nhau 15 ngày. Riêng rau rừng trồng trong môi trường tự nhiên sẽ cho thu hoạch mỗi đợt muộn khoảng 3 ngày và năng suất chỉ bằng 80% so với trồng trong môi trường nhà kính. Với diện tích 100 m2 trồng thử nghiệm 3 loại rau rừng trên, mỗi tháng anh Mạnh thu hoạch được khoảng 200 kg rau, được các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Đà Lạt đặt mua với giá rất cao, 30.000 đ/kg. Theo ông Tôn Thất Minh, việc trồng và chăm sóc các loại rau rừng rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư và công chăm sóc nhiều như các loại cây rau màu khác nhưng hiệu quả kinh tế thì vô cùng lớn. Nếu trồng ngoài trời chi phí đầu tư rất thấp, chỉ khoảng 5 triệu/100 m2 bao gồm chi phí giống, phân vi sinh. Còn trồng trong nhà kính có trang bị hệ thống phun nước tưới tự động thì chi phí gần 20 triệu đồng/100 m2. Trong khi đó, với 100 m2 đầu tư trồng rau rừng, sau khi trừ các chi phí, mỗi năm người nông dân có thể thu lãi hơn 40 triệu đồng. Đây là cây trồng rất triển vọng và phù hợp với điều kiện canh tác của người dân Lâm Đồng. Sau một thời gian đưa cây rau rừng tiếp cận với thị trường, trung tâm đã nhận được nhiều đơn đặt hàng cho một số nhà hàng trên địa bàn TP Đà Lạt, TP.HCM. Đặc biệt, một số hệ thống các siêu thị như Coop Mart, Big C đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm cho người nông dân khi địa phương hình thành nên những vùng chuyên canh rau rừng lớn. Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới sẽ có đề án trình lên Sở KH-CN Lâm Đồng để hoàn chỉnh quy trình SX, qua đó triển khai vào các hộ dân, tạo sinh kế mới.
Nguồn NongNghiep.vn

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ RỪNG NHIỆT ĐỚI

  Địa chỉ: Tiểu khu 97, Xã Đạ Nhim, Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng
  Mã số thuế: 5800286438-002 (01-09-2011)
  Điện thoại: 0633577051-063350206

Trồng 100m2 rau rừng, thu hơn 40 triệu đồng một năm

Ba loại rau rừng là bầu đất, lỗ bình và cần dại đang được thu mua với giá trung bình 30.000 đồng một kg.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) vừa thử nghiệm mô hình sản xuất các loại rau rừng theo hướng thương mại. Đây là cơ hội mới cho nông dân khi các loại nông sản khác luôn trong cảnh giá cả bấp bênh, thị trường thiếu ổn định.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh, Giám đốc Trung tâm cho biết bắt đầu triển khai trồng các giống rau rừng từ tháng 8/2014. Trên diện tích 100m2, chỉ sau gần 2 tháng, rau rừng đã cho thu hoạch với sản lượng gần 200kg mỗi tháng. Rau rừng đang được các nhà hàng ưa chuộng và mua với giá 30.000 đồng một kg.
Theo ông Minh, việc trồng thử nghiệm rau rừng của Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là trên cơ sở tiếp nối đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng mô hình trồng một số loại rau rừng tại Lâm Đồng" do thạc sĩ Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu này đã được Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng kiểm định và đánh giá. Ban đầu nhóm nghiên cứu thử nghiệm khá nhiều loại rau rừng, nhưng kết quả chỉ chọn ra 3 loại là bầu đất, lỗ bình và cần dại. Đây là những loại rau phù hợp và thích nghi với môi trường, điều kiện khí hậu của Lâm Đồng, có thể sản xuất đại trà như các loại rau thương phẩm khác.
Mô hình trồng rau rừng tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới khá đơn giản, vì diện tích ban đầu chỉ 100m2 đất nên chỉ cần một công nhân phụ trách. Rau rừng ở đây được trồng cả trong nhà kính và môi trường tự nhiên bên ngoài để đối chứng sự sinh trưởng, khả năng thích nghi, sản lượng thu hoạch. Riêng việc nhân giống khá dễ dàng, có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô hoặc đơn giản hơn là giâm nhánh với chi phí đầu tư ban đầu không cao.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh cho biết, với 100m2 đất nếu làm trong nhà kính thì đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, trong đó tiền nhà, hệ thống tưới tự động hết 15 triệu đồng, 5 triệu đồng còn lại là tiền cây giống và phân vi sinh. Còn nếu làm ngoài môi trường tự nhiên thì chỉ cần đầu tư 5 triệu đồng.
Kết quả trồng thử nghiệm dạng thương phẩm tại Trung tâm cho thấy, nếu trồng ngoài môi trường tự nhiên, sản lượng rau rừng chỉ bằng 80% so với trồng trong nhà kính và thời gian sinh trưởng chậm hơn khoảng 3 ngày. Hiện tại, 100m2 đất trồng rau rừng ở Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới cho thu hoạch đều đặn mỗi tháng gần 200kg, rau làm ra được các nhà hàng ở Đà Lạt và TP HCM tiêu thụ với giá 30.000 đồng một kg, đem lại doanh thu khoảng 6 triệu đồng một tháng và tính ra mỗi năm thu hơn 40 triệu đồng.
Cây rau rừng vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Trong tương lai, Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn  quốc gia Bidoup sẽ có hướng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Quốc Dũng

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/trong-100m2-rau-rung-thu-hon-40-trieu-dong-mot-nam-3204733.html 


Điện Thoại: (063) 3502005 - Fax: (063) 3813654     Email: vqgbdnb@lamdong.gov.vn

30 thg 10, 2015

Cách ứng xử trong cuộc sống: “Thẳng” nhưng “Khéo”

hông thường chúng ta hay có quan niệm rằng, một người “thẳng thắn” thì khó mà “khéo léo”. Vì họ thường nói ra những điều họ nghĩ mà không quá quan tâm dư luận – những người xung quanh sẽ phản ứng như thế nào. 
Học cách ứng xử trong cuộc sống là bài học dành cho nhiều đối tượng. Trong đó “thẳng thắn” và “khéo léo” là hai tính cách quan trọng được phân tích trong bài viết này.
Thẳng thắn là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ nói về “thẳng thắn”. Những người nói thẳng là những người nói thật, và là những người dám nói ra những điều mà nhiều người không dám nói. Những lời nói đó có thể tốt hoặc xấu nhưng không hề nói thêm hoặc nói bớt nhằm xuyên tạc câu chuyện. Thẳng thắn là một đức tính tốt. Những lời nói thẳng thường hay mất lòng. Nhưng không thể phủ nhận, những góp ý thẳng thắn sẽ giúp chúng ta nhiều bài học quý báu, bài học đầu tiên đó là học cách làm bạn và nói chuyện “thẳng thắn” với những người “thẳng thắn”.
“Thẳng thắn” thôi chứ đừng “vô duyên”
Để “sự thẳng thắn” không biến thành “sự vô duyên”, chúng ta phải biết lắng nghe và đâu đó học cách ứng xử trong cuộc sống từ những người “thảo mai”. Họ thảo mai vì họ quá khéo ăn khéo nói trong giao tiếp, biết lấy lòng mọi người xung quanh, biết tạo ra những lợi ích cho riêng mình. Không ai thích những cô nàng “thảo mai” nếu họ biết cô ấy “thảo mai”. Tuy nhiên, những cô nàng “thảo mai” có khá nhiều người yêu mến. Cái sự thẳng thắn của bạn nhiều khi khiến nhiều người ghen ghét, thậm chí bạn có thể bị ghét ra mặt. Và trong cuộc sống, có khá nhiều người thích được ngọt nhạt, thích được khen và thích được tung hô. Khi họ tiếp nhận lời khen, cái tôi của họ được vuốt ve, và khi đó thường lý trí của họ bị mất kiểm soát. Dù người đó rất tuyệt vời hoặc rất vớ vẩn thì cả hai cũng đều sẽ đón nhận lời khen trong tâm trạng hân hoan.
Bạn biết đấy, chúng ta cần “thẳng thắn” đúng nơi, đúng lúc để không trở nên vô duyên và bị ganh ghét. Không một người “thẳng thắn” nào lại thích bị nhiều người ghét mình cả. Chỉ là họ chưa biết cách điều chỉnh các hành vi ứng xử của bản thân trong cuộc sống. Có những tình huống cho phép chúng ta nên thẳng thắn, nên rõ ràng, nên công khai. Tuy nhiên sẽ có những tình huống khiến chúng ta phải biết khéo léo bằng cách nói giảm, nói ẩn dụ hoặc chỉ cần tiết lộ một phần của câu chuyện. Những người thẳng thắn thường không biết nói dối, nhưng không có nghĩa là họ phải có bổn phận nói hết mọi thứ. Nói một phần và giấu đi một phần là nghệ thuật. Đôi khi sự hé mở một vài thông tin sẽ có hiệu quả trăm lần khi nói ra tất tần tật với mục đích nhẹ lòng!
“Thẳng” nhưng “Khéo” vì có sự chân thành
Mấy ai thẳng thắn và vô cùng khéo léo khiến người nghe không bị tổn thương mà còn được học hỏi rất nhiều điều lẫn tâm phục khẩu phục? Người thẳng thắn và khéo léo biết nói những điều cần phải nói tại những thời điểm thích hợp, tùy đối tượng người nghe. Nếu người nghe là người cũng thẳng thắn và khéo léo, nói một hiểu mười, chắc bạn sẽ không cần phải nói hoặc diễn đạt quá nhiều đến lần thứ hai hoặc thứ ba. Họ chắc chắn là những người thông minh, vừa có chỉ số IQ cao vừa có chỉ số EQ cao. Bản thân những người “thẳng” nhưng “khéo” – họ đã được tôi luyện trong rất nhiều tình huống tâm lý phức tạp, cũng như trải nghiệm nhiều khía cạnh của cuộc sống khác nhau (không xét đến yếu tố tuổi tác). Họ hẳn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí là người tiếp nhận thông tin, và khi họ trở thành người truyền tải thông tin, họ sẽ hiểu người nghe cần gì và có những phản ứng như thế nào. Những người thẳng thắn và khéo léo sẽ biết cách đạt được những điều họ muốn.
Thẳng thắn thôi chưa đủ, vì hẳn bạn sẽ có nhiều người ghét hơn nhiều người thích bạn. Bạn có thể nói rằng tôi chỉ cần chơi với những người hiểu tôi, chấp nhận con người tôi thôi đủ rồi. Tôi không biết thảo mai, không biết lấy lòng ai và tôi không cần phải biến bản thân thành một con người khác để có thêm một vài đứa bạn. Bạn có thể khăng khăng nói rằng tính bạn là như vậy, ông trời cho bạn tính cách ấy, không thể thay đổi. Bạn tuyên bố cuộc đời này ngắn, sao phải sống vì thái độ của người khác? Họ không ưa mình ư? Mặc kệ họ. Đúng là mặc kệ họ, và họ cũng mặc kệ bạn! Nhưng nếu bạn thử nghĩ thoáng hơn một chút, khéo léo không phải là “giả tạo”. Khéo léo không biến bạn trở thành một người tồi đi. Việc biết lấy lòng một ai đó trong một hoàn cảnh hoặc một thời điểm nào đó không khiến bạn trở thành kẻ “giả dối”. Quan trọng vẫn là bạn biết cách khéo léo trong giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống với một tấm lòng chân thành.
“Thẳng” nhưng “Khéo” rất có ích trong công việc
Một tập thể khi làm việc chung sẽ có rất nhiều cá tính khác nhau va chạm. Nếu tập thể ấy có nhiều cá tính mạnh, người lãnh đạo phải biết mềm dẻo đúng lúc, đồng nghiệp nói chuyện với nhau cũng phải biết nương. Một tổ chức muốn tồn tại vững bền thì cần phải có công sức đóng góp của nhiều cá thể. Nếu thiếu đi một nhân tố nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc tổng thể. Nghệ thuật ứng xử khéo léo trong giao tiếp, trong cách phân chia, phân bổ và phân công công việc, nói thì dễ nhưng làm là rất khó. Rất nhiều tổ chức thành công; điều đó chứng tỏ họ có cách và có phương pháp. Việc thẳng thắn trong công việc là cần thiết vì nó giúp công việc được giao rõ ràng và minh bạch. Còn sự khéo léo thể hiện khả năng của người lãnh đạo hoặc đồng nghiệp khi biết cách khai thác tối đa năng lực của một cá nhân.
Cần phải nói ngay và luôn, không phải những bạn lớn tuổi luôn có nhiều trải nghiệm và sự khéo léo hơn những bạn ít tuổi hơn. Vì thế trong công việc, chúng ta hoàn toàn công bằng không dựa trên yếu tố tuổi tác. Ai có khả năng và tố chất hơn người đó sẽ thành công hơn về mặt địa vị và thu nhập.
Những người thẳng thắn không thích lải nhải
Những người thẳng thắn, họ có thể nói nhiều hoặc nói ít tùy tính người, nhưng đa phần họ không thích nói dai, lải nhải hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngay cả những người “thẳng” nhưng “khéo”, nếu họ phải lặp đi lặp lại một điều gì đó trên hai hoặc ba lần, họ có xu hướng không nói về vấn đề đó nữa mà sẽ chuyển sang phương án hành động. Tùy điều kiện, hoàn cảnh và tình huống mà hành động của họ có thể khác nhau: không dây dưa với bạn nữa, không nói chuyện đó với bạn nữa, không quan tâm cảm nhận của bạn về chuyện đó nữa, không làm việc đó chung với bạn nữa, không nhờ bạn làm việc đó nữa, để ý và bắt lỗi bạn khi cần thiết vì “tôi đã nhắc bạn điều này nhiều lần rồi”…
Đối với những người thẳng thắn thì việc “không có mợ chợ vẫn đông”, “bạn không thích tôi thì tôi cũng không cần bạn” và “không phải là không có ai giỏi hơn bạn để thay thế bạn”. Những người thẳng thắn có nhiều trải nghiệm sẽ khéo léo hơn khi quyết định sẽ thẳng đến mức độ nào khi cư xử và giao tiếp với mọi người.
Tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn, nếu thẳng thắn cần có giới hạn thì sự khéo léo cũng cần phải có giới hạn để không bị biến thành dễ dãi. Chắc chắn một điều, những người thắn thắn và được việc, họ không thích chơi với những người nói xấu sau lưng nhưng tươi cười trước mặt họ.


“Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên.” – Khuyết danh.

Kim loại vì cứng mà hay gẫy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.” - Khuyết danh

Ruồi chết vì mật ngọt. Đàn bà chết vì đàn ông khéo. Đàn ông chết vì đàn bà đẹp.

 “Không phải ai cũng là tương lai của bạn. Một vài người chỉ lướt qua cuộc đời bạn để mang lại cho bạn một số bài học của cuộc sống.” – Khuyết danh.

Chúng ta thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình nhưng rồi sau đó lại dành cả đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác. - Khuyết danh.

Cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền được lựa chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó.” - Khuyết danh.

Khi bạn có quá nhiều sự lựa chọn, bạn không biết mình muốn gì. Khi bạn biết mình cần gì thì cũng là lúc bạn không còn sự lựa chọn!” - Khuyết danh.
 


 “Thà dám thử và chấp nhận hậu quả nếu có còn hơn là đứng ngó mà không dám làm gì hết trong suốt quãng đời còn lại.” – Khuyết danh.

 



Khéo léo trong cách cư xử

Muốn trở thành một cô gái khéo cư xử, bạn phải thực hiện được những nguyên tắc sau:
- Khi nói chuyện với người khác bạn phải tỏ ra khiêm tốn, không nên lúc nào cũng nhắc đến những điểm mạnh của mình và cũng không nên quá tâng bốc những thành công mà mình đã đạt được.
- Nhất thiết không được bàn tán nói xấu và đề cập đến những chuyện bí mật sau lưng người khác. Nếu bạn thích “đi sâu” vào vấn đề này thì vô tình bạn đã đánh mất tính cương nghị, ngay thẳng và đàng hoàng của một cô gái. Hơn nữa, người trực tiếp nghe bạn nói cũng sẽ hoài nghi và thiếu tin tưởng ở bạn vì có thể họ sẽ nghĩ thầm: Ngày mai, ngày kia biết đâu cô gái này lại nói xấu, chọc ngoáy mình sau lưng như vậy.
- Nói năng phải có chừng mực, mức độ bởi vì không ít cô gái khi gặp bạn bè, đồng nghiệp thì nói liến thoắng hết chuyện này đến chuyện khác và đôi khi còn cướp lời của người khác. Nghe mãi lời nói thao thao bất tuyệt của bạn, mọi người sẽ có cảm giác chán chường và câu chuyện của bạn sẽ trở nên nhạt hơn... nước ốc. Một điều cần lưu ý là bạn cũng đừng nên lấy ý kiến chủ quan của mình mà phê phán, chỉ trích ai đó một cách quá bộc trực, thẳng thắn bởi ý kiến của bạn biết đâu chưa thật khách quan và chuẩn mực nên dễ làm người khác buồn phiền.
- Đừng bao giờ cậy công với người khác khi bạn đã từng giúp đỡ ai đó điều gì. Nếu người đó cứ luôn nhắc mãi ân huệ của bạn dành cho thì bạn hãy biểu lộ thái độ im lặng hoặc nói những lời đại loại như: Có gì đâu ạ... để làm đối phương yên lòng.
- Ghi nhớ công lao của người khác sẽ chứng tỏ bạn là người sống tình nghĩa, có trước có sau. Và tất nhiên một người sống có tình nghĩa thì bao giờ cũng thu phục được lòng người.
- Không làm được nhất quyết không hứa bởi vì nếu bạn cứ hứa này hứa nọ mà không thực hiện được thì một ngày nào đó bạn sẽ biến mình thành chú Cuội rồi. Mất lòng tin, mất đi sự tín nhiệm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp là sự mất mát khó có thể bù đắp. Nhiệt tình giúp đỡ người khác nhưng cũng đừng cả nể mà hãy thẳng thắn từ chối khi biết mình không thể đáp ứng được yêu cầu nhờ vả của họ.
- Vui với niềm vui người khác chứng tỏ bạn là một người rộng lượng, khoan dung, không hẹp hòi, đố kỵ. Trong cuộc sống, nếu bạn có thành đạt trên con đường sự nghiệp đến bao nhiêu nhưng bạn luôn mang trong lòng tính hẹp hòi, đố kỵ thì nhân cách của bạn trước sau cũng sẽ bị “hạ bệ”.
- Bạn có tin rằng trong cuộc sống, người khéo léo cư xử là người có thể tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và dễ dàng đạt được những mục đích của mình hay không. Có tin không? Bạn thử làm xem.
MẠC NINH (TGPN)

23 thg 10, 2015

Trồng rau gần như không dùng đất và nước ( Khí canh )

Công nghệ khí canh trồng rau mới gần như không cần dùng đất và nước

Aero Farms là công ty chuyên trồng rau lá của Mỹ. Hiện nay, công ty này đang canh tác hơn 200 giống rau, sử dụng công nghệ khí canh. Theo đó, cây được trồng trên hệ thống nhà giàn. Rễ cây được phun tưới bằng dung dịch giàu dinh dưỡng, tiết kiệm nước tối đa.
Trồng rau gần như không dùng đất và nước
Rau trồng bằng công nghệ khí canh. (Ảnh: Independent)
David Rosenberg, giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Aero Farms cho biết, kết quả là rau ngon hơn, khỏe mạnh hơn cách trồng rau ngoài trời truyền thống.
"Chúng tôi sử dụng hạt giống không biến đổi gene. Cây sinh trưởng mà không cần phun bất kỳ loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay diệt nấm nào," Rosenberg nói.
Hiện nay, công ty đang xây dựng một nông trại ở ba nhà máy luyện thép cũ tại thành phố Newark. Việc xây dựng sẽ hoàn thành cuối năm nay, và nông trại này sẽ trở thành nơi trồng rau sử dụng công nghệ khí canh lớn nhất thế giới.
"Chúng tôi đang cố gắng thay đổi triệt để cách tiếp cận nông nghiệp," Marc Oshima, đồng sáng lập Aero Farms cho biết. "Đó và việc mang thực phẩm đến tận nơi tiêu dùng."
Công ty hiện đang điều hành nhiều trang trại trồng rau khí canh tại các đô thị lớn ở Mỹ. Mỗi năm, họ có thể thu hoạch 30 vụ.
Những loại rau trồng như cải xoăn và rau chân vịt có thời gian sinh trưởng từ 30-40 ngày ở cánh đồng ngoài trời, ông Oshima nói. Tuy nhiên, nếu được nuôi trồng bằng công nghệ khí canh, sử dụng đèn LED chiếu sáng và cung cấp dinh dưỡng qua lớp vải tấm làm nền đất, thời gian giảm xuống còn 12-16 ngày.
Theo Independent, công nghệ này có nhiều ưu điểm. Tại Mỹ, hầu hết cây rau lá được trồng ở khu vực Arizona hoặc Salinas, bang California, nơi có khí hậu ấm áp. Tuy nhiên, xây dựng nông trại ngay thành thị, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển rau ra thị trường, đồng thời cắt giảm năng lượng dùng trong vận chuyển.
Công ty này dự định phát triển lên 25 trang trại trong vòng 5 năm tới, và đang tìm cơ hội xâm nhập thị trường Anh. Họ cho biết, công nghệ này giúp tiết kiệm 95% nước so với trồng rau truyền thống trên cánh đồng, và tăng năng suất rau chân vịt lên 70 vụ/năm so với cách cũ.
"Bằng cách này, chúng tôi kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng," ông Oshima cho biết. "Chúng tôi kiểm soát khoảng 10.000 điểm dữ liệu trong quá trình cây sinh trưởng."
Trồng rau gần như không dùng đất và nước
Mô hình nông trại đang xây dựng ở Newark, bang New Jersey. (Ảnh: Independent)
Nông trại đang được xây dựng ở Newark có tổng diện tích 69.000 m2, bao gồm cả văn phòng, phòng thí nghiệm cũng như quán cà phê. Dự án được Gold Sachs, tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, được tạp chí Forbes xếp hạng một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, rót 39 triệu USD vốn đầu tư.
"Sáng kiến canh tác kiểu nông trại thẳng đứng của Aero Farms sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương, thúc đẩy người dân sử dụng thực phẩm sạch, và hỗ trợ môi trường phát triển bền vững," Margaret Anadu, giám đốc điều hành tập đoàn đầu tư Urban thuộc Goldman Sachs nói. "Quan trọng hơn, dự án này còn tạo ra việc làm chất lượng cao cho người dân địa phương."
Liên Hợp Quốc dự đoán, dân số thế giới sẽ tăng từ hơn 7 tỷ người hiện nay, lên 9,6 tỷ vào năm 2050. Toàn cầu đang phải đối mặt với sự thay đổi khí hậu, cũng như mất dần đất nông nghiệp do đô thị hóa.
Theo CCTV, hơn 50% dân số trong tương lai sẽ sống ở khu vực đô thị. Do đó, nông trại thẳng đứng trồng rau sạch hứa hẹn trở thành phương pháp canh tác chính trong tương lai, sử dụng không gian để trồng trọt, thay vì đất như truyền thống.

http://khoahoc.tv/congnghemoi/cong-nghe-moi/62714_trong-rau-gan-nhu-khong-dung-dat-va-nuoc.aspx

Trồng rau bằng phương pháp thủy canh ( Dung dịch dinh dưỡng )

Từ lâu người ta đã thường nói "Ăn uống không rau như đau không thuốc" ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân được xác định do rau trái có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Để khắc phục tình trạng trên mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thuỷ canh phù hợp với người dân ở khu vực đô thị. Có thể tận dụng không gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang... giúp các gia đình không có vườn đất vẫn có thể tự trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.
Theo Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn được Trung tâm phát triển rau đậu Châu Á do tiến sỹ Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh không phải điều chỉnh độ PH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ axit, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục. Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thuỷ canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thuỷ canh: rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống.
Quy trình trồng rau thủy canh khá đơn giản:
Chúng ta chuẩn bị vật liệu chọn hộp xốp có chiều dài 40 cm – 50 cm, cao 15 cm, nylon đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính rọ 5 cm, đáy 2,9 cm, cao 7,3 cm, giá thể (trấu hun) và các chất dinh dưỡng đóng can bán trên thị trường. Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà... nơi co ánh nắng mặt trời, làm lưới để che chắn côn trùng, hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp, ny lon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trưòng thuận lợi cho sự phát triển của rễ,
Rau cải (Ảnh minh họa: Telegraph.co.uk)
khoan lỗ vào các hộp có đường kính tương đương với miệng trong nhựa, khoảng cách các lỗ theo mật độ cây trồng.
Ví dụ: Rau cải xanh, xà lách, rau dền, cải trắng khoan 12 lỗ; rau muống, rau húng, rau cải ngọt khoan 20 lỗ. Lót lưới nhựa vào đáy rọ để trấu không rơi xuống dung dịch dinh dưõng, nhồi trấu hun vào rọ, xếp các rọ đã đựng trấu lần lượt vào hộp xốp, xếp khít để tránh đổ trấu vãi ra ngoài (chú ý không nên nén chặt tay).
Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thuỷ canh, để có công thức thuỷ canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước chúng ta có thể liên hệ với Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ. Mỗi một túi dinh dưỡng bột sử dụng cho 12 hộp xốp. Để chia được đều ta pha dung dịch mẹ: Cho túi bột dinh dưỡng vào 6 lít nước lã khoắng đều cho tan hết sau đó cho vào mỗi hộp xốp 0,5 lít dung dịch mẹ và lên mực nước cho đủ 12 lít nước/ hộp xốp và khuấy đều là được dung dịch trồng rau. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo 7 - 12 ngày tùy vụ, khi cây được 2 lá mầm thì đánh cấy vào rọ đã nhồi sẵn trấu hun sau đó xếp vào hộp xốp, mực nước trong hộp xốp ngập 1/3 rọ nhựa để 3 - 4 ngày rồi xếp lên khay đã đục sẵn lỗ cho từng loại rau.
Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với loại rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh... nếu là rau muống hay rau thơm... là rau thu nhiều lần trên cây cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch đối với cây lưu vụ (rau muống, rau húng); mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ. 

http://khoahoc.tv/doisong/ung-dung/20989_trong-rau-bang-phuong-phap-thuy-canh.aspx

Trồng rau xanh sạch trong nhà nơi phố thị

Thiết lập một vườn rau xinh xắn trong ngôi nhà bé nhỏ của mình giữa nơi phố thị là mơ ước của không ít người dân thành phố. Từ nhu cầu rất thật này, chương trình trồng rau sạch trong nhà phố của Công ty TNHH Nguyên Nông - GINO Co, Ltd (TP.HCM) đã mở hướng cho người dân đô thị tận dụng những không gian nhỏ trong nhà để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn với giá rẻ cho bữa ăn hàng ngày.

Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống (đất thật) sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi” có nguồn dinh dưỡng hữu cơ lâu dài, thân thiện với môi trường, không có chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trừ sâu hóa học.

Thành phần chính của đất trồng cây hệ Multi bao gồm giá thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, vi sinh vật hữu ích và bánh dầu lên men. Tạo dinh dưỡng cao giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Hiện sản phẩm đất trồng cây do GINO cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi dành cho rau ăn lá; rau ăn quả và hoa; cây kiểng, cỏ và giá thể Ginut chuyên trồng rau mầm với giá thành chỉ 3.000 đồng/kg. Tùy nhu cầu, người trồng có thể chọn canh tác một trong 40 loại rau, trái từ các loại hạt giống xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải bẹ trắng, cải ngồng, cải ná, rau dền (đỏ, tiêu, tím), mồng tơi, rau muống hoặc trồng rau mầm từ nhiều loại hạt giống rau ăn lá khác như cải bẹ, cải ngọt, cải dúng, xà lách, rau muống, hành, tần ô…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Đào (Giám đốc Cty Nguyên Nông), thì hộ gia đình nên chọn canh tác nhóm “Rau gia vị” như quế Thái, quế Việt Nam, diếp cá, ngò gai, húng, hành lá, ớt (đỏ, xanh), thì là, chanh. Hoặc nhóm “Rau nấu canh” như rau ngót, rau dền, rau muống, bạc hà, mồng tơi, bầu bí, mướp hương và cà chua.

Theo tính toán, chi phí đầu tư trồng rau tại nhà hiện chỉ khoảng từ 15.000 đồng đến 60.000 đồng. Cụ thể, cứ hai khay bằng xốp kích thước 30 x 50 x 7cm (7.000 đồng/khay) cần 30 gram hạt giống rau mầm (giá 4.000 đồng) và 2kg đất trồng là giá thể Ginut nhẹ có đủ dinh dưỡng (giá 5.000 đồng). Sau khi trồng khoảng 5 - 7 ngày là có thể thu hoạch được từ 400 - 450 gram rau sạch (đã bỏ rễ) có giá trị dinh dưỡng tương đương 1,5kg rau bình thường. Sau thu hoạch, đất còn lại có thể tái sử dụng trồng rau mầm mới hoặc bổ sung phân bón hữu cơ để trồng các loại cây khác. Theo xét nghiệm của cơ quan khoa học cho thấy rau trồng theo công nghệ này đạt 100% tiêu chuẩn. Hàm lượng kim loại như chì, asen, đồng, thủy ngân hầu hết nhỏ hơn 10% mức cho phép.

Như vậy, với vật tư, hạt giống, giá thể, dụng cụ cần thiết cho việc trồng rau có bán trên thị trường. Chỉ cần khéo tận dụng khoảng không gian trống (có ánh nắng) trong ngôi nhà, như sân thượng, balcon, giếng trời, sân trước và sân sau là chúng ta đã có những vườn rau xanh xinh xắn. Ngoài góp phần mang lại những bữa cơm ngon, bổ dưỡng... trồng rau xanh trong nhà còn là một hình thức lao động nhẹ nhàng, một phương pháp thư giãn thú vị giúp giảm stress hiệu quả.

 http://khoahoc.tv/congnghemoi/cong-nghe-moi/3218_trong-rau-xanh-sach-trong-nha-noi-pho-thi.aspx

Công nghệ sản xuất nông sản sạch Nhật Bản, Israel được Vingroup áp dụng

Ngày 21/7/2015, Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup tiến hành ký kết hợp tác với 3 đối tác hàng đầu thế giới về cung ứng công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp với tổng trị giá lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Sự kiện đánh dấu bước khởi động của VinEco, nhằm mục tiêu ra mắt thị trường mẻ nông sản sạch, an toàn đầu tiên vào quý IV/2015.
Ba đối tác của VinEco đều đến từ những nền nông nghiệp nổi tiếng, gồm: NETAFIM (Israel); KUBOTA (Nhật Bản) và Teshuva Agricultural Projects – TAP (Israel). Đây là hai quốc gia có công nghệ sản xuất nông sản tiên tiến nhất thế giới với thế mạnh vượt trội về nghiên cứu, phát triển và tối ưu hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Các đối tác sẽ cung cấp cho VinEco nền tảng công nghệ sản xuất nông nghiệp an toàn trên quy mô lớn theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP. Cụ thể TAP và NETAFIM cung cấp công nghệ nhà kính – nhà lưới với quy mô lên tới 60 ha cùng hệ thống tưới tiệu tự động và hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động cho cây trồng trên diện tích gần 1.000 ha (trong giai đoạn 1).
KUBOTA sẽ cung cấp công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn ở tất cả các nông trại của VinEco trên cả nước.
cong nghe san xuat nong san Nhat, nong nghiep Nhat Ban, cong nghe Nhat o Viet NamCông nghệ nhà kính cho sản xuất rau sạch của Vigroup
Công nghệ nhà kính – nhà lưới gồm hệ thống thiết bị đồng bộ và được điều khiển tự động, có khả năng kiểm soát chủ động các yếu tố khí hậu – môi trường. Với công nghệ này, VinEco có thể đưa vào sản suất những bộ giống độc đáo, đảm bảo cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng chưa từng xuất hiện hoặc mới được sản xuất rất hạn chế tại Việt Nam trên quy mô lớn, năng suất cao, hạn chế sâu bệnh.
Công nghệ nhà kính cũng đảm bảo cho VinEco đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhờ sự ổn định trong sản xuất, hạn chế tác động bất lợi của thời tiết.
Công nghệ tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của TAP và NETAFIM với việc tự động hóa và được kiểm soát chặt chẽ sẽ đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho nông sản của VinEco.
Trên ruộng đồng có quy mô lớn, cong nghe san xuat rau sach cơ giới hóa của KUBOTA – thương hiệu hàng đầu về máy nông nghiệp tại Nhật Bản – sẽ giúp VinEco khép kín và kiểm soát từ khâu làm sạch đến đến gieo hạt, trồng trọt. Đặc biệt KUBOTA sẽ mang đến cho VinEco các loại máy móc lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như máy lên luống và phủ nilon, máy phun tự động, …
Hai đối tác NETAFIM và TAP (cùng đến từ Israel) sẽ cung cấp cho VinEco công nghệ nhà kính – nhà lưới cùng hệ thống tưới tiệu tự động và hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động cho cây trồng.
Ngoài 3 công nghệ vượt trội trên, VinEco còn được cung ứng công nghệ sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch, đảm bảo nông sản luôn tươi ngon, đồng thời đáp ứng tối đa các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong nông sản.
Với việc ký kết hợp tác với 3 đối tác hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, VinEco đã thể hiện quyết tâm đầu tư bài bản trên quy mô lớn và bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, từng bước hiện thực hóa việc cung cấp sản phẩm nông sản sạch với sản lượng lớn, được canh tác thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
Theo Báo Đất Việt

ĐẤT TRỒNG CÂY HỆ MULTI

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

ĐẤT TRỒNG CÂY HỆ MULTI

Đất trồng cây hệ Multi là dòng sản phẩm đã được nghiên cứu và xử lí bằng công nghệ sinh học từ nguồn nguyên liệu trong nước, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, thích hợp cho việc trồng cây trong chậu, khay, máng, bồn, hố trồng biệt lập, đặc biệt hiệu quả cao trong canh tác có sử dụng giải pháp che chắn.


Đất trồng cây hệ Multi là nguồn dinh dưỡng hữu cơ lâu dài, thân thiện với môi trường, không có chất độc và vi sinh vật gây hại, hoàn toàn không có đất thật, không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh hóa học. Thành phần chính bao gồm: giá thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, hệ vi sinh vật hữu ích, bánh dầu lên men.


Đất trồng cây hệ Multi là dòng sản phẩm sử dụng ngay, sử dụng nhiều lần, nhiều năm, không hao mòn, rất kinh tế, khô nhẹ,dễ thấm nước, giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, chứa nhiều oxygen giúp rễ thông thoáng, không sâu bệnh, chịu được nhiệt độ cao.


Đất trồng cây hệ Multi gồm nhiều sản phẩm riêng rẽ, được phối trộn khác biệt, nhằm tạo thành nền dinh dưỡng cao, cân đối cho nhiều loại cây trồng, đồng thời có sự kết hợp liên hoàn giữa các sản phẩm với nhau giúp cây luôn tăng trưởng và phát triển tốt.


  1. Đất trồng cây Multi tổng quát
  2. Đất trồng cây Multi cho rau ăn lá
  3. Đất trồng cây Multi cho rau ăn quả và hoa
  4. Đất trồng cây Multi cho cây ăn trái
  5. Đất trồng cây Multi cho cây kiểng, cỏ.
  6. Đất trồng cay Multi dạng nén (Cocofibro Soil)
  7. Giá thể Cocobi(Cocopeat)
  8. Giá thể Ginut chuyên trồng rau mầm.
  9. Đất trồng cây Multi bổ sung cho rau ăn lá, kiểng, cỏ
  10. Đất trồng cây Multi bổ sung cho rau mầm.
  11. Đất trồng cây Multi bổ sung cho rau ăn quả, cây ăn trái, hoa.
  12. Phân trùn quế (Super Tipa – phân hữu cơ vi sinh)

Đất trồng cây hệ Multi đáp ứng đúng nhu cầu của người làm vườn, nhất là những người không chuyên nghiệp, giúp cho mọi người yêu thích làm vườn dễ dàng thực hiện thàng công các ý tưởng sáng tạo của mình về một không gian xanh cho gia đình, cho nơi làm việc, cho khu phố, cho thành phố thân yêu của mình.

Đất trồng cây hệ Multi thực sự là người bạn lý tưởng của mọi nhà, là sản phẩm góp phần tạo nên cảnh quan xanh- sạch- đẹp đô thị.



BAN KỸ THUẬT
CHƯƠNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ NHỎ

http://ginovn.com/index.php/page/view/12/12/526

KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU MẦM



I/ Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm
1/ Giống:
Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng,...Nhưng phổ biến nhất hiện nay là giống cải do dễ trồng và dễ tiêu thụ.
2/ Khay:
Khay xốp để trồng rau mầm, Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẳn có của mỗi gia đình như khay tre, khay nhựa, khay xốp,...Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các vựa bán trái cây). Khay xốp có nhiều kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là khay có kích thước 40 x 60cm.
            Khay phải có lỗ để thoát nước. (nước không thoát được cây sẽ chết úng), khay có 3-5 lỗ và tùy theo từng loại khay mà ta đục lỗ cho phù hợp.
3/ Kệ:
Tùy theo kích thược khay mà ta đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ bằng gỗ hoặc kệ sắt (loại sắt có lỗ để tiện cho việc lắp ráp và di chuyển khi cần thiết), nên thiết kế kệ có 3- 4 tầng, khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 – 30cm để hạn chế những sinh vật như cóc, chuột, kiến vào khay.
4/ Giá thể:
Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, được sản xuất là xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào khác. Hiện tại có 2 loại giá thể trồng rau mầm phổ biến là: Đất sạch hữu cơ sinh học của công ty TNHH dừa MêKông và Dasa hữu cơ sinh học của công ty Đất Sạch.
            Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống (đất thật) sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi” có nguồn dinh dưỡng hữu cơ lâu dài, thân thiện với môi trường, không có chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trừ sâu hóa học.
            Thành phần chính của đất trồng cây hệ Multi bao gồm giá thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, vi sinh vật hữu ích và bánh dầu lên men. Tạo dinh dưỡng cao giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Hiện sản phẩm đất trồng cây do GINO cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi dành cho rau ăn lá.
5/ Khăn giấy:
            Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy trên mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ không bị dính giá thể vào rau. Ngoài việc dùng khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót vào hộp thành phẩm đựng rau mầm.
6/ Bìa giấy Carton:
            Dùng để đậy khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
II/  Trồng và chăm sóc:
            - Ngâm - ủ hạt giống: hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước lạnh thời gian từ 6 – 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 – 12 giờ. Nếu hạt nảy mầm chậm ta có thể ủ hạt 24 giờ đến  48 giờ.
            Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
- Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.
- Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.
            - Cho vào khay một lớp giá thể 3 – 4cm, dùng tay vò nát những cục lớn trong giá thể, phả nhẹ cho bằng phẳng không dè nhuyễn nếu giá thể bị đè nặng tay thì lượng ôxy không thông thoáng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau, tưới nước cho ướt đẫm giá thể khi mà bề mặt đáy khay có thấy nhỏ giọt.
            - Giá thể phải san bằng mặt nếu không san bằng thì khi thu hoạch sản phẩm không đồng đều và mẫu mã không đẹp.
            - Lót lên bề mặt khay lớp khăn mỏng để rau không bị dơ trong quá trình thu hoạch.
            - Gieo hạt giống đã ngâm - ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn bằng các bước ở trên. Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: cải trắng: 60 –  80g/khay 40 x 60cm, đậu xanh: 60 – 80g/khay 40 x 60cm.
            - Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.
            - Khoảng 12 -18 giờ sau giở giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1 – 2 ngày, chú ý không tưới vào buổi chiều.
III/ Thu hoạch:
Sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 – 12 cm là thu hoạch.
           Cách thu hoạch: dùng kéo hoặc dao (loại dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể xếp ngay ngắn vào hộp đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
          - Trồng đợt mới: sau khi thu hoạch giá thể có thể tái sử dụng trồng lại lần 2 bằng cách xới lên, lượm sạch phần thân, rễ bổ sung thểm giá thể mới vào cho đủ lượng cần dùng. Không nên tái sử dụng nhiều lần dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần sau. Giá thể sau khi trồng rau mầm được sử dụng cho cây kiểng và các loại cây trồng khác. 
         


Người viết bài: Lê Anh Tông

Trồng rau không dùng đất ( Quy mô côngnghiệp)

Trồng rau không dùng đất là đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước mã số KC.07.20 do Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Hữu An cùng các cộng sự bộ môn Rau-hoa-quả, khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội chủ trì.
Sau 5 năm đầu tư nghiên cứu và bằng những thiết bị công nghệ phù hợp để sản xuất rau an toàn, kiểu công nghiệp đạt năng suất, chất lượng hiệu quả cao, đạt đủ 4 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, hàm lượng Nitơrat trong rau đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép, không có các vi sinh vật có hại.

Hệ thống nhà lưới được xây dựng trên những khung thép kiên cố, phủ lưới ngăn côn trùng xâm hại, tránh được yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng. Mô hình công nghệ này ở tất cả các khâu từ lúc bắt đầu gieo hạt đến lúc trồng đều thực hiện trên các giá thể, sử dụng trên 10 yếu tố đa vi lượng làm phân bón tưới cho cây ở dạng dung dịch và nhỏ giọt.

Ưu điểm của công nghệ này là, cây trồng phát huy được tiềm năng về năng suất và chất lượng giống, hạn chế sâu bệnh, chủ động thời vụ, đặc biệt là trồng rau quả trái vụ, hạn chế rủi ro. Tận dụng đất không có khả năng canh tác mà vẫn tạo ra sản phẩm có năng suất chất lượng cao.

Tại Techmart Vietnam 2005, tác giả công trình đã ký nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ cho đơn vị và cá nhân với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng.

http://khoahoc.tv/congnghemoi/cong-nghe-moi/4399_trong-rau-khong-dung-dat.aspx

Trồng rau không cần đất (phương pháp khí canh)

So với trồng và chăm sóc bình thường trên đất, phương pháp khí canh cho năng suất ít nhất cao gấp 2 lần; tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần và tiết kiệm hơn 70% nước tưới
Huỳnh Thúy Oanh và Hoàng Hiểu Phú, hai sinh viên Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, đã nghiên cứu thành công phương pháp khí canh trong trồng trọt.

Cố định bộ rễ trên không

Thúy Oanh cho biết sở dĩ cô cùng Hiểu Phú quyết định nghiên cứu trồng rau xanh bằng phương pháp khí canh vì xem báo thấy bộ đội và nhân dân Trường Sa gặp khó khăn trong việc trồng rau do thiếu nước tưới. Điều thuận lợi là ưu thế vượt trội của công nghệ khí canh trong nông nghiệp đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chứng minh.
Phương pháp khí canh
Mô hình trồng rau theo phương pháp khí canh. Ảnh:Đông Phương.
Trong phương pháp khí canh, cây được cố định trong không trung và dung dịch dinh dưỡng được phun sương trực tiếp vào bộ rễ. Do bộ rễ được cố định trên không trung nên được “thở” tối đa, cộng với sự phun sương của dung dịch dinh dưỡng nên sẽ có nhiệt độ thấp hơn so với môi trường và thân (do hiệu ứng bốc hơi). Vì vậy, cây sẽ phát triển nhanh chóng hơn so với các phương pháp khác. Dung dịch dinh dưỡng còn thừa sẽ được thu lọc và tái sử dụng, do đó tiết kiệm được một lượng lớn nước tưới và chất dinh dưỡng.
Ở môi trường nhiều gió như Trường Sa, nếu muốn áp dụng khí canh, cần có nhà kính để hạn chế sức gió và sự thất thoát hơi nước với chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng cho một nhà kính 25 m2, nếu mở rộng lên 100 m2, chỉ tốn khoảng 100 triệu đồng. Ở vùng khí hậu thuận lợi, sử dụng giàn che thay nhà kính nên sẽ giảm nhiều chi phí. Những người ở thành thị rất dễ dàng áp dụng nếu nhà có sân thượng. Dung dịch dinh dưỡng để phun vào rễ cây có chứa các chất tương tự như trong đất và người dân có thể mua dễ dàng tại những điểm dịch vụ nông nghiệp.

Tính khả thi cao

Qua thử nghiệm với các loại cải xanh, cà chua, khoai tây, rau muống… trồng trong nhà kính bằng phương pháp khí canh, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả khi so với trồng và chăm sóc bình thường trên đất trong cùng một diện tích thì phương pháp khí canh cho năng suất ít nhất cao gấp 2 lần; sức tăng trưởng cũng nhanh gấp 2,5 lần; tiết kiệm hơn 70% nước tưới. Vì thế, lợi nhuận trung bình luôn cao hơn từ gấp đôi trở lên chưa kể cùng thời gian nhưng canh tác được nhiều vụ hơn. Nếu không trồng trong nhà kính mà trồng dưới giàn che thì lợi nhuận còn cao hơn.
Một số kết quả khác nghiên cứu ghi nhận được là do rau trồng không tiếp xúc với đất nên không bị sâu bệnh tấn công. Nếu trồng trong nhà kính thì sự xâm nhập của côn trùng từ môi trường bên ngoài được hạn chế tối đa. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, hầu như không phải sử dụng đến các loại hóa chất, thuốc trừ sâu… nông phẩm. Rau thu hoạch đạt tiêu chuẩn của rau sạch. Đặc biệt là có thể trồng trái vụ mà các loại rau vẫn cho năng suất cao.
Hiện kết quả nghiên cứu này đang được triển khai thử nghiệm trên thực địa tại Trường Sa.
PGS-TS Vương Thị Bạch Mai, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết với kết quả thu được, mô hình nghiên cứu này mang tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi. Đề tài nghiên cứu này đã giành giải nhất cuộc thi S-Ideas 2009, do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tổ chức; giải ba cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM 2010.
Chỉ cần một hộp xốp, một chiếc máy bơm, một giàn bơm tự chế với tổng kinh phí chưa tới 1 triệu đồng/m2, các gia đình có thể tự tạo được một hệ thống trồng rau bằng khí canh.
(GS-TSKH Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội)


http://khoahoc.tv/doisong/ung-dung/viet-nam/32952_trong-rau-khong-can-dat.aspx

Kỹ thuật trồng rau cải xoong trong thùng xốp ( Thủy canh)

Vì có tác dụng về y học và có kỹ thuật trồng cây không khó nên cây rau cải xoong được trồng và bán ở nhiều nơi. Loài thực vật này có thể sống trong môi trường thủy canh và không cần chăm sóc kỹ lưỡng.

Hướng dẫn trồng rau cải xoong tại nhà

Cải xoong (tên khoa học: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh và có kỹ thuật trồng cây khá dễ. Đây là loài rau có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á. Loài thực vật này là thành viên của họ Cải (Brassicaceae), về mặt thực vật học là có họ hàng với rau tần và mù tạc, tất cả chúng đều có mùi vị hăng và cay.

Kỹ thuật trồng cây cải xoong

Kỹ thuật trồng rau cải xoong trong thùng xốp
Kỹ thuật trồng cây rau cải xoong rất đơn giản
Người trồng nên chuẩn bị 1 thùng xốp có kích thước 50 x 37, cao 30cm, đổ đầy nước trong 30' để thử độ kín sau đó quấn băng keo 5 mặt tạo độ chắc chắn. Cây cải xoong không cần nhiều đất nên người dân có thể đập nhỏ xỉ than trải 1 lớp dày 10cm dưới đáy, trộn vào đó 200g lân, tiếp đó là 1 lớp đất (đất thịt trộn ít trấu) sao cho cách mép thùng 5cm, rắc 20g NPK và đảo đều. Đất không được có các chất thải hữu cơ hoặc lá, gốc, rễ cây chưa phân hủy vì sẽ làm thối đất, bà con cần đục 1 lỗ bằng ngón tay cách mép thùng 3cm để khi trời mưa nước không tràn qua mép.
Kỹ thuật trồng rau cải xoong trong thùng xốp
Chỉ cần chú ý đến kỹ thuật trồng cây là người dân có thể trồng cho gia đình mình những thùng rau ngon, bổ, rẻ
Trồng cây: Người dân ở thành thị nên chọn mua rau già, cọng to nhiều rễ về cắm. Với bà con nông dân muốn trồng ở ruộng nên chọn cây có nhiều rễ để cây lớn nhanh hơn.
Bón phân: 2 lứa thu hoạch đầu người trồng không cần bón phân, hái xong lứa thứ 3 nên bắt đầu tưới dung dịch thủy canh (nếu có) hoặc bón 2g đạm sau mỗi lần thu hoạch, thỉnh thoảng nên bón thêm 1-2g kali.
Lưu ý: Người dân không để quá nhiều nước trong thùng, chỉ nên để xâm xấp mặt. Ngoài ra, việc tưới nước cho cây hàng ngày vào buổi sáng là cần thiết nhưng chỉ cần cung cấp đủ lượng ẩm cho cây, không cần tưới quá đãm.
Kỹ thuật trồng rau cải xoong trong thùng xốp
Rau cải xoong có thể được ăn sống hoặc chín
Cải xoong phát triển rất mạnh khi trời mưa, mưa phùn, nên khi mưa xong, bà con nên pha phân thật loãng bón thúc, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh. Khi tỉa ăn được 3-4 lần, người dân nên dùng dao hay kéo cắt trụi gần sát gốc 1 lần và bón phân, cây sẽ lên ngọn mới và khỏe mạnh hơn.

Công dụng của cây cải xoong

Cải xoong không những là 1 món ăn ngon miệng mà còn là loài thực vật có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu. Loài rau này cũng có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, lại vừa cầm máu, chữa bệnh phổi.
Kỹ thuật trồng rau cải xoong trong thùng xốp
Rau cải xoong là 1 món ăn bổ dưỡng
Rau cải xoong có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ các loại thịt đến các loại hải sản. Loài thực vật này được sử dụng đa dạng trong khâu chế biến như ăn sống, làm gỏi, nhúng lẩu, luộc hay nấu canh...Một mách nhỏ quan trọng cho việc chế biến cải xoong là không nên nấu ở nhiệt độ quá cao vì khi đó, dưỡng chất sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

http://khoahoc.tv/doisong/ung-dung/61440_ky-thuat-trong-rau-cai-xoong-trong-thung-xop.aspx

Độc đáo mô hình thủy canh của người Việt tại Mỹ

Sau vụ tràn dầu BP, nhóm ngư dân người Việt tại New Orleans, Mỹ đã chuyển sang phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản và thủy canh bằng những chiếc bể nước độc đáo.
Đó là sáng kiến của những ngư dân gốc Việt tại ngôi làng Veggi. Sau khi họ không thể đánh bắt cá do sự cố tràn dầu nên đã chuyển sang một kiểu “doanh nghiệp mới” nhằm tạo ra những sản phẩm cao cấp trong nước là cá tươi và cây trồng thực phẩm.
Độc đáo mô hình thủy canh của người Việt tại Mỹ
Những cây trồng phát triển xanh tốt mà lại vừa nuôi cá hiệu quả
Những ngư dân gốc Việt tại Veggi sử dụng các bể nước, kết hợp nuôi trồng thủy sản cộng với thủy canh. Trong bể được bổ sung một loại vi khuẩn và nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá tuế và cá chép.
Những sinh vật này lại có khả năng chuyển đổi ammoniac trong phân thành nitrat. Các cây giống được trồng trong bể nước nhờ vậy mà phát triển rất mạnh. Còn khi cá trưởng thành sẽ được tách sang ô bên để chúng không ăn rễ cây.
Độc đáo mô hình thủy canh của người Việt tại Mỹ
Khi cá lớn sẽ được tách sang ngăn bên có lỗ thông vẫn đảm bảo cây trồng phát triển
Chính hệ thống này giúp ngư dân sản xuất được sản lượng nhiều hơn, các cây trồng cung cấp rau sạch và đòi hỏi ít đất và nước hơn so với phương pháp truyền thống. Đến nay, làng Veggi đã bán được 10.000kg sản phẩm rau sạch, cung cấp nguyên liệu chế biến các món ăn cao cấp cho nhiều nhà hàng hạng sang.

http://khoahoc.tv/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/50981_doc-dao-mo-hinh-thuy-canh-cua-nguoi-viet-tai-my.aspx

Trồng cây cảnh bằng phương pháp thủy canh

Từng thành công với nhiều mô hình trồng rau, quả như cà chua, bắp cải, xà lách… mới đây, Nguyễn Văn Quy giảng viên Khoa Nông học, ĐH Nông lâm Huế lại thành công với mô hình nghiên cứu trồng cây kiểng bằng phương pháp thủy canh.

Từ nhỏ, Quy đã đam mê nghề trồng cây cảnh, đặc biệt là trò ươm giống cho cây nẩy mầm. Khi đã trở thành giảng viên, ngoài những giờ lên lớp, Quy còn dành nhiều thời gian nghiên cứu các đề tài khoa học để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Để thực hiện được điều đó Quy đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn. Phải tự bỏ tiền túi, huy động vốn từ gia đình mua hàng trăm loại cây kiểng khác nhau về trồng bằng phương pháp thủy canh mà anh đã dày công nghiên cứu.

Hiểu kỹ tính cây

Theo Quy, nếu trồng kiểng lá trong chậu đất đòi hỏi rất kỹ khâu chọn giống, đất, phân bón và có một chế độ nước tưới hợp lý thì trồng thủy canh cây cảnh đơn giản, tiện lợi hơn nhiều. Chỉ cần một chậu thủy tinh, một giỏ nhựa có kích cỡ phù hợp với cây, sau đó tách cây từ chậu đất, dùng nước rửa sạch rễ, cắt phần rễ thối và rễ bị tổn thương, giữ lại rễ chính và rễ khỏe. Sau đó, đặt cây vào giỏ nhựa và hòa khoảng 10 giọt nước dinh dưỡng vào bình nước thủy tinh để cây hấp thu dinh dưỡng.
 
Trại cây kiểng của anh Nguyễn Văn Quy. Ảnh: L. Dương
Những cây cảnh “khó tính” như trúc, hoa chuông... có thể trồng ở trong môi trường này, thậm chí trồng xương rồng, một loại cây vốn không ưa nước. Ngoài ra, người trồng có thể kết hợp nuôi cá cảnh, tạo ra hình thế phong thủy hài hòa trong nhà hay phòng làm việc, phù hợp với thị hiếu chơi cây cảnh hiện nay. “Sau 20 ngày khi bộ rễ phát triển tốt, đẹp thì có thể bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng một lần. Nhờ nguồn nước lưu trữ trong bình nên cây có tốc độ phát triển nhanh hơn so với bình thường, hạn chế sâu bệnh, ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ của cây gấp hai đến ba lần so với trồng trong đất”, anh Quy giải thích.

“Quá trình nghiên cứu trồng thủy canh không khó, nhưng công đoạn pha chế chất dinh dưỡng quả là thử thách… Nhiều hóa chất có liều lượng rất nhỏ, phải dùng cân tiểu ly để cân đối liều lượng”, Quy cho biết thêm.

Bằng đam mê lớn, anh đã thành công với công thức pha chế gồm 16 loại hóa chất, mang tên NQ2 cần thiết như ở trong môi trường đất.

Sẵn sàng chuyển giao công nghệ

Mô hình trồng cây theo hình thức thủy canh ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Australia, Canada... khá phổ biến, tuy nhiên những loại dung dịch dinh dưỡng như thế này bán ở thị trường Việt Nam khá đắt. Bởi vậy, công thức pha chế dung dịch NQ2 được anh Quy dày công mày mò, nghiên cứu cho “ra lò” thì sản phẩm này đã đến với tay bà con với giá từ 10.000 – 20.000 đồng một lọ.

Giảng viên trẻ này đang đang giới thiệu rộng rãi sản phẩm dung dịch dinh dưỡng NQ2 cũng như chuyển giao, hợp tác công nghệ, kỹ thuật cho bà con nông dân, nhà sản xuất nông nghiệp trong việc ứng dụng trồng và đưa vào sản xuất kiểng lá, rau mầm, thủy canh xà lách, dưa chuột, ớt và một số loại hoa. “Chỉ cần vài m2 trên sân thượng hay ở góc hè, với phương pháp thủy canh này là gia đình đã có rau sạch để ăn. Với dung dịch NQ2 cho phép sản xuất rau, quả sạch, không có tồn tại dư lượng hóa chất độc hại, sản lượng thu hoạch rất cao”, Quy chia sẻ.

Sắp đến, Quy sẽ tiếp tục trồng thử nghiệm, phát triển một số loại cây khó trồng ở TP.Huế như: hoa chuông, hoa ly, dâu tây... để phục vụ thị trường Tết.
** Bạn đọc www.khoahoc.tv có thể liên hệ chi tiết với anh Nguyễn Văn Quy theo thông tin dưới đây:
Nguyễn Văn Quy, Giảng viên khoa Nông học, trường ĐH Nông Lâm Huế, TP Huế. Email: Ngocquy812004@yahoo.com  ĐT: 0905337564

http://khoahoc.tv/khampha/sinh-vat-hoc/sinh-hoc/25800_trong-cay-canh-bang-phuong-phap-thuy-canh.aspx

THỜI VỤ TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU CƠ BẢN ( LỊCH DƯƠNG)

THÁNG 1 : Bầu, cà chua, cà pháo, cà bát, cà tím quả dài, cải cúc, bí xanh, dưa chuột, đậu Cove leo, xà lách xoăn, xà lách trứng, Húng quế
THÁNG 2 : Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, dưa chuột, đậu cove leo, đậu đũa, mồng tơi, mướp, rau dền, rau ngót, xà lách, Diếp cá, ớt , húng quế
THÁNG 3 : Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, dưa chuột, đậu cove leo, đậu đũa, mồng tơi, mướp, rau dền, rau ngót, xà lách, Diếp cá, ớt , húng quế
THÁNG 4 : Cà chua, cà tìm quả dài, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, mồng tơi, mướp hương, rau dền, rau đay, rau muống, xà lách, húng quế, diếp cá
THÁNG 5 : Cà chua, cà tìm quả dài, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, mồng tơi, mướp hương, rau dền, rau đay, rau muống, xà lách, húng quế, diếp cá
THÁNG 6 : Mồng tơi, rau dền, rau đay, rau muống, mướp, bí , ớt, húng quế.
THÁNG 7 : Rau dền, rau đay, rau muống, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà, cải củ, bí đỏ, bí xanh,, rau mùi, ớt, húng quế.
THÁNG 8 : Các loại rau cải ( cải thảo, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà, cải củ) , bí đỏ, bí xanh, rau muống, rau ngót, mướp đắng, Hành tây (gieo hạt từ 25/8 đến 15/9), húng quế
THÁNG 9 : Các loại rau cải (cải bó xôi, cải thảo, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà, cải củ) , bí đổ, bí xanh, rau ngót, xà lách xoăn, xà lách cuốn, đậu cô ve, thì là, rau mùi, hành, tỏi
THÁNG 10 :  Các loại rau cải (cải bó xôi, cải thảo, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà) , xà lách, đậu hà lan, su hào, cà chua, củ cải, thì là , rau mùi, hành, tỏi , ớt, húng quế
THÁNG 11 : Cải ( cải củ, cải mơ, cải ngọt, cải xoong ) , xà lách xoăn, xà lách tím, xà lách cuốn, rau mùi, ớt, húng quế.
THÁNG 12 : Cải ( cải củ, cải mơ, cải ngọt, cải xoong, cải cúc  ) , đậu cô ve, su hào , xà lách xoăn, xà lách tím, xà lách cuốn, rau mùi, ớt, húng quế.

QUY TRÌNH TRỒNG RAU ĂN LÁ
                                                                                                                                                                        TÁC GIẢ : TH.S PHẠM ĐÌNH TUYÊN
Các loại Rau ăn lá: rau muống, mồng tơi, rau cải bẹ, cải ngọt, dền,  xà lách,  rau đay....
        -   Thời gian trồng, thu hoạch từ 30 - 45 ngày, tùy loại.
        -   Chế độ nước tưới: ngày 1-2 lượt, phun mưa.
        -   Vị trí trồng các loại rau ăn lá: chọn những nơi có nhiều ánh sáng, ánh nắng trực tiếp.
B1: NGÂM VÀ Ủ HẠT 
Hạt giống rau ăn lá như rau dền, xà lách, rau cải các loại  tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.
Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau:
-Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 - 6h( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng )
-Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 - 48h (tùy theo loại hạt).  
Thời gian ngâm ủ cụ thể như sau:

STT
Hạt giống rau
Thời gian ngâm ( giờ)
Thời gian ủ (giờ)
1
Rau ăn lá
-Các loại hạt cải, xà lách, rau dền, tần ô
3 – 5
8 – 12
- Rau muống, mồng tơi
3 – 8
24 – 48
2
Rau gia vị
- Tía tô, Kinh giới
3 – 8
12 – 14
- Ngò gai, Hành, Hẹ, Cần
8 – 12
12 – 24
3
Rau ăn trái
-Bầu, Bí, Dưa leo, Cà chua, Cà tím, Mướp
5 – 8
24 – 48
-Đậu bắp
8 – 12
12 – 14
- Khổ qua, Đậu rồng
12 – 14
24 – 48

-Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó trộn với giá thể,để hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt khay. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.
B2 : GIEO HẠT
Zilla luôn ưu tiên gia đình gieo hạt theo hàng, tránh gieo rải như kỹ thuật thông thường.
- Bước 1 : tưới ẩm đều nước vào khay trồng rau
- Bước 2 : Bạn có thể dùng những con dao đã hỏng, hay một que gậy , bạn rạch 5-6  hàng lên khay 
- Bước 3 : Gieo hạt thật mỏng lên 5 hàng bạn đã rạch ra . Một cách tương đối một hàng tương đương với 20-30 hạt giống rau. 
LƯU Ý : Các bạn hãy hình dung : Khi lớn lên 1 cây rau muống, cây cải sẽ lớn cỡ bao nhiêu để bạn gieo hạt ( tỷ lệ nảy mầm là 85%). Như vậy với 30 hạt bạn gieo sẽ có 25 hạt nảy mầm. 
Với hạt rau mồng tơi : 1 hàng chỉ nên để 5 cây , Vậy nếu 25 hạt nảy mầm thì bạn sẽ phải tỉa đi 20 cây.
Với hạt rau cải : 1 hàng bạn nên để 10 cây , Vậy với 25 hạt nảy mầm thì bạn phải tỉa đi 15 cây.
- Bước 4 : Dùng dao hoặc cây gậy phủ một lớp đất mỏng lên hạt vừa reo
Lưu ý : Tại sao Zilla lại ưu tiên việc gieo hạt theo hàng 
1- Vì bà con thành phố chưa có hoặc ít kỹ thuật gieo hạt, vì vậy nếu các bạn reo rải ( rải đều hạt lên mặt đất ) thì sẽ gặp phải tình trạng gieo quá mau, khiến rau trồng không thể lớn được
2- Nếu gieo theo hàng: các bạn có thể dễ dàng tỉa bớt rau nếu bạn có nhỡ tay reo quá mau. Thực tế cho thấy ngay cả các kỹ sư nông nghiệp cũng không thể reo chuẩn xác bằng tay, Vì vậy khi cây rau lớn nên được 2-3 Cm, thì cũng đều phải tỉa bớt.
  

 XỬ LÝ ĐẤT TRỒNG
Sau khi thu hoạch, nếu bạn thấy lứa thu hoạch trước thấy rau còi cọc. Bạn nên bổ xung thêm phân bón
Zilla xin khuyến nghị 2 loại phân 
1- Phân bón hữu cơ ( hoàn toàn không có chất hóa học ) : Hiện nay Zilla sử dụng phân bò đã qua sử lý
Quý khách có thể xem tại đây : http://zilla.vn/phan-bo-da-qua-su-ly-8745185.html​                                                 
2- Sử dụng phân bón NPK
NPK là phân bón hóa học, tuy nhiên trong lĩnh vực rau sạch NPK có thể đợc sử dụng bởi : NPK là phân bón lót vào đất, có nghĩa là sau khi thu hoạch rau bạn bón luôn NPK vào theo tỷ lệ như trên bao bì. Không giống như đạm, cây rau sẽ ăn trực tiếp đạm và làm cho rau không còn sạch nữa. Với NPK , rau không thể ăn trực tiếp được và cần thời gian dần dần phân giải. Vì vậy rau được bón NPK vẫn là rau sạch theo chuẩn quốc tế

QUY TRÌNH TRỒNG RAU GIA VỊ
Khác với rau ăn lá, Zilla khuyến nghị các bạn trồng rau gia vị bằng cây sẽ cho hiệu quả hợn so với trồng bằng hạt ( ngoại trừ rau thì là)
QUY  TRÌNH TRỔNG RAU MẦM
  • Ngâm hạt: dùng nước ấm khoảng 500C (2 sôi, 3 lạnh) để ngâm hạt trong thời gian 4h - 5h, rửa sạch, vớt hết các hạt lép nổi trên mặt nước, ủ hạt trong túi vải ẩm cho tới khi hạt nất nanh (khoảng 8h - 12h).
  • Cho giá thể vào khay dày 3 – 4 cm, tạo bề mặt phẳng, rãi hạt thật đều. Phủ một lớp giá thể mỏng đủ che hạt giống. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay. Để khay rau trong mát tránh ánh nắng trực tiếp.
  • 1 - 2 ngày đầu không tưới (tùy vào thời tiết), không mở dụng cụ che đậy ra.
  • Từ ngày 3 tưới liên tục 2 lần/ngày (sáng 6 - 7h, chiều 4 - 5h), không mở dụng cụ che, đậy ra.
  • Từ ngày 5 mở dụng cụ che đậy, ngày tưới 2 lần cho đến khi thu hoạch .
Thu hoạch
  • 8 - 12 ngày sau gieo (cây cao 10 cm) có thể thu hoạch.
  • Trước khi thu hoạch 1 ngày không tưới.
                                                                                                                                                                           Nguồn : Zilla.vn