31 thg 10, 2015

Sản xuất rau rừng hàng hóa

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) đã xây dựng thành công mô hình thuần hóa 3 loài rau rừng (bầu đất, lỗ bình và cần dại) theo hướng SX rau thương phẩm.
 
 
Trồng rau rừng là hướng đi mới cho nông dân Lâm Đồng.
Mô hình góp phần mở ra hướng đi mới cho người nông dân trong việc lựa chọn SX các loại rau xanh thương phẩm có giá trị kinh tế cao; nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Th.S Tôn Thất Minh, GĐ Trung tâm Nghiên cứu rừng nhiệt đới cho biết: Rau rừng là loại rau có giá trị, dinh dưỡng cao và có thị trường tiềm năng. Nếu thuần hóa được các loại rau rừng để đưa vào SX, hình thành nên các vùng chuyên canh, cung cấp rau bền vững sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng. Trên cơ sở nhân rộng kết quả đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng” do Th.S Lương Văn Dũng (ĐH Đà Lạt) làm chủ nhiệm đề tài, tháng 8/2014 Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới đã tuyển chọn và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với rau bầu đất, cần dại, lỗ bình. Anh Đinh Hữu Mạnh, công nhân chăm sóc vườn ươm cho biết, các loại rau rừng được trung tâm đưa vào thử nghiệm canh tác cùng lúc trong hai môi trường là nhà lưới và tự nhiên đều sớm thích nghi và sinh trưởng rất tốt. Sau gần 1 tháng xuống giống là bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi đợt thu hoạch sau cách nhau 15 ngày. Riêng rau rừng trồng trong môi trường tự nhiên sẽ cho thu hoạch mỗi đợt muộn khoảng 3 ngày và năng suất chỉ bằng 80% so với trồng trong môi trường nhà kính. Với diện tích 100 m2 trồng thử nghiệm 3 loại rau rừng trên, mỗi tháng anh Mạnh thu hoạch được khoảng 200 kg rau, được các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Đà Lạt đặt mua với giá rất cao, 30.000 đ/kg. Theo ông Tôn Thất Minh, việc trồng và chăm sóc các loại rau rừng rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư và công chăm sóc nhiều như các loại cây rau màu khác nhưng hiệu quả kinh tế thì vô cùng lớn. Nếu trồng ngoài trời chi phí đầu tư rất thấp, chỉ khoảng 5 triệu/100 m2 bao gồm chi phí giống, phân vi sinh. Còn trồng trong nhà kính có trang bị hệ thống phun nước tưới tự động thì chi phí gần 20 triệu đồng/100 m2. Trong khi đó, với 100 m2 đầu tư trồng rau rừng, sau khi trừ các chi phí, mỗi năm người nông dân có thể thu lãi hơn 40 triệu đồng. Đây là cây trồng rất triển vọng và phù hợp với điều kiện canh tác của người dân Lâm Đồng. Sau một thời gian đưa cây rau rừng tiếp cận với thị trường, trung tâm đã nhận được nhiều đơn đặt hàng cho một số nhà hàng trên địa bàn TP Đà Lạt, TP.HCM. Đặc biệt, một số hệ thống các siêu thị như Coop Mart, Big C đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm cho người nông dân khi địa phương hình thành nên những vùng chuyên canh rau rừng lớn. Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới sẽ có đề án trình lên Sở KH-CN Lâm Đồng để hoàn chỉnh quy trình SX, qua đó triển khai vào các hộ dân, tạo sinh kế mới.
Nguồn NongNghiep.vn

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ RỪNG NHIỆT ĐỚI

  Địa chỉ: Tiểu khu 97, Xã Đạ Nhim, Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng
  Mã số thuế: 5800286438-002 (01-09-2011)
  Điện thoại: 0633577051-063350206

4 nhận xét:

NGÔ VĂN TÙNG nói...

bài viết rất hữu ích mời bạn ghé thăm website đào tạo seo giá rẻ

Thanh Mai nói...

Bạn muốn trồng cây cảnh nhưng lại không có thời gian chăm sóc??? hãy chọn cây thủy sinh Hoàng Nguyên Green

Nguyễn Quang Cường nói...

Cây bên Hoàng Nguyên Green thì ko chê vào đâu được rồi

Nguyễn Quang Cường nói...

Trồng cây trong nhà Hoàng Nguyên Green như vậy được không nhỉ