Những nguyên tắc trong việc thoả thuận lương
Những nguyên tắc trong việc thoả thuận lương
A. Nguyên tắc đầu tiên khi thỏa thuận lương là sự trì hoãn: hãy cố gắng làm chậm trễ bất cứ cuộc thoả thuận về lương bổng nào càng lâu càng tốt
Có hai lý do để giải thích cho hành động này của bạn. Đầu tiên, bạn không muốn tự mình phá đi cơ hội nhận được công việc bằng cách đưa ra một con số nhất định về lương bổng mà chính nó sẽ khiến bạn trở nên thất thế trong sự so sánh với những ứng viên khác.
Nếu bạn tự đề nghị một mức lương quá cao với mục đích là muốn một nhà tuyển dụng tiềm năng biết rằng bạn sẽ không dễ bị phớt lờ lời đề nghị của mình, bạn đã gửi đi một thông điệp sai lầm. Trong trường hợp này, nhiều nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ra khỏi danh sách những người mà họ đang cân nhắc cho vị trí cần tuyển dụng, bởi vì, họ cho rằng bạn sẽ không mấy hào hứng với lời đề nghị về mức lương của họ.
Một lí do khác để trì hoãn việc thỏa thuận về lương bổng là nhằm tránh việc chính bạn bán sức lao động của mình một cách quá rẻ. Một khi nhà tuyển dụng đã nghe được mức lương mà bạn đề nghị, thông thường, anh ta sẽ không sẵn sàng để trả cho bạn một mức lương cao hơn mức lương đó. Điều này có thể sẽ làm bạn bị hao phí một khoản tiền lương đáng kể mà bạn có thể được nhận bởi vì sự “nhanh nhẩu” khi thoả thuận lương của mình.
Để chiến thắng trong một cuộc thỏa thuận về lương bổng, đừng là người đầu tiên đưa ra một số tiền lương nhất định!
Sau đây là một số ví dụ để bạn trì hoãn việc thoả thuận mức lương, hoặc là, bạn có thể chuyển vai trò là người đề nghị mức lương trước cho nhà tuyển dụng bằng những lí do rất hợp lý sau:
” Theo sự tìm hiểu của tôi thì công ty của anh thường đưa ra một mức lương có tính cạnh tranh cao phụ thuộc vào sự đóng góp cho công ty của người lao động. Tôi cảm thấy điều này thật sự thú vị và rất sẵn lòng nếu được đánh giá năng lực của mình theo chính sách này của quí công ty. Anh vui lòng cho tôi được biết khoảng dao động về tiền lương mà công ty trả cho một nhân viên chứ?”
“Thật sự thì tôi không cảm thấy thoải mái nhiều lắm khi thảo luận với quí công ty về vấn đề tiền lương mà tôi sẽ được nhận khi trở thành thành viên của công ty ta, trừ khi, tôi chắc chắn được là công ty thật sự cần đến tôi và tôi đã quyết định là khả năng mình có sẽ đóng góp một cách hiệu quả để phát triển quí công ty.”
”Tôi rất vui khi được thoả thuận về vấn đề lương bổng với quí công ty, nhưng, trước khi bắt đều việc đó thì anh/ chị có thể giúp tôi tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề khác có liên quan đến công việc mà tôi sẽ đảm trách chứ?”
”Đối với tôi thì mức lương đề nghị không phải là một vấn đề quan trọng, thứ mà tôi thực sư quan tâm là công việc, môi trường làm việc, các đồng nghiệp, định hướng phát triển trong tương lai của quí công ty…”
Đôi lúc, một số nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ thực hiện một số cuộc gọi điện thoại để tìm hiểu về mức lương mà bạn đề nghị trước khi họ quyết định có nên sắp xếp một cuộc phỏng vấn việc làm với bạn hay không. Sau đây là 2 câu trả lời thông minh sẽ đưa bạn đến với cuộc phỏng vấn đó:
• “Tôi biết rằng cả hai chúng ta đều không muốn mất thời gian vô ích một khi chúng ta không thể thỏa thuận về một mức lương hợp lý mà tôi sẽ nhận được khi gia nhậm vào quí công ty. Vậy thì, anh/ chị có thể vui lòng cho tôi biết khoảng dao động về tiền lương mà quí công ty đã trả cho người lao động làm cùng vị trí như tôi chứ?”
”Trước khi đưa ra một con số cụ thể, tôi nghĩ là chúng ta nên có một cuộc tiếp xúc với nhau lâu hơn. Bởi vì, như anh/ chị biết đấy, vấn đề lương bổng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chế độ quản lý, số lượng giờ làm thêm cần thiết, phúc lợi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, chế độ thăng tiến, bồi dưỡng khi tôi gắn bó lâu dài với quí công ty… Do đó, tôi nghĩ mức lương mà mình xứng đáng được nhận là trong khoản từ … đến … (hãy cố gắng đưa ra một khoảng dao động lớn!).”
Trong trường hợp bạn nhất định phải đưa ta một mức lương cụ thể cho nhà tuyển dụng biết, hãy cố gắng đề nghị một khoảng tiền lương dao động thật hợp lý. Bởi vì, hầu hết các công ty đều chi trả mức tiền lương cho người lao động theo nhiều mức độ khác nhau, đó là một khoảng dao động tiền lương, phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và mức độ đóng góp cho công ty. Mức dao động có thể lên đến 50%.
Do đó, khoảng lương mà bạn đề nghị có thể đi từ 10% thấp hơn mức lương gần đây nhất của bạn cho đến cao hơn 20% con số đó. Điều nhằm tạo ra nhiều lựa chọn trong việc thỏa thuận lương, chắc chắn không ai muốn mức lương của mình giảm đi 10% và đồng thời bạn có thể thỏa thuận để mức lương hiện tại của mình tăng cao hơn nếu công ty thực sự cần đến bạn.
B Hãy chuẩn bị tinh thần và mọi thứ thật sẵn sàng là nguyên tắc thứ 2 khi thỏa thuận lương.
Bạn cần biết rõ giá trị của mình trên thị trường lao động. Có nhiều cách để bạn có thể đánh giá sự cạnh tranh của các đối thủ của mình.
Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo bảng khảo sát mức lương đề nghị thông thường của những người có cùng chuyên môn, lĩnh vực với mình được đăng trên các tờ bào chuyên về tuyển dụng nhân sự.
Hãy giữ mối liên hệ giao tiếp thường xuyên với những người làm cùng nghề với mình để có được những thông tin gần như là mới và phù hợp nhất để giúp bạn biết được giá trị thật sự của mình trên thị trường lao động.
Hãy gọi điện thoại trực tiếp đến các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí phù hợp với công việc của bạn và đừng ngại ngần khi tham khảo họ về khoảng tiền lương mà họ đề nghị.
HRVietnam
7 thg 12, 2007
Cẩm nang 10 chữ để quản lý nhân viên tốt!
Hôm nay đang là phóng viên, bỗng ngày mai bạn trở thành hiệu đính (biên tập), thậm chí nắm chức vụ điều hành những đồng nghiệp mà chỉ 24 giờ trước bạn vẫn đang làm việc cùng. Bạn được đào tạo những gì để được bổ nhiệm như vậy? Hầu như trong các trường hợp, câu trả lời là: không có gì?
Cần nhắc lại rằng khái niệm "quản lý" ở đây nhằm gọi chung những người có thẩm quyền chỉ đạo các phóng viên, biên tập viên về công tác chuyên môn. Tiếng Anh thì người ta gọi tuốt luốt là "editor" nhưng cách phân định trong các tờ báo ở Việt Nam hơi khác, muốn chỉ đạo được thì lại phải có chức danh hành chính - phó phòng, trưởng phòng chẳng hạn. Và nếu dịch cái chữ tiếng Anh thành "biên tập viên" thì nhiều người nghĩ là loại cũng... "lèng mèng". Vì chẳng có cách nào để gọi chung cả, dưới đây đành phải tạm dùng cái chữ "quản lý" tuy về từ vựng thì nó không bao hàm công việc chuyên môn.
Tại một hội thảo của Poynter, cơ quan có tiếng của Mỹ về đào tạo báo chí, Simon K.C. Li, một trợ lý managing editor (tương tự chức danh Thư ký tòa soạn của ta nhưng thẩm quyền điều hành còn cao hơn) của tờ Los Angeles Times phát biểu: "Thông thường quản lý tại các tờ báo chẳng qua khóa đào tạo nào và cũng chẳng được ai chỉ dẫn. Cứ như thể họ vừa được chạm vào cây đũa thần hoặc lưỡi kiếm của Vua Arthur vậy. Và dường như để làm được công tác quản lý thì cứ theo khẩu hiệu của hãng Nike: Cứ làm đi (Just do it)".
Nhưng biên tập rõ ràng là công việc không hề đơn giản, quản lý một tờ báo, hoặc chỉ một chuyên mục cũng hết sức phức tạp. Phóng viên thì thường không phải làm những công việc như thu xếp để hoàn tất công việc này thông qua các công việc kia, đạt được mức độ hợp tác hoàn toàn khác giữa các đồng nghiệp, hiểu rõ tâm tư tình cảm của đồng nghiệp. Và điều khác biệt nhất là phải chạy đôn chạy đáo lo 101 công việc khác nhau cùng một lúc, việc nào cũng cần liên tục lưu tâm chú ý, cần những quyết định tinh tế, có khi nhạy cảm.
Những nhà quản lý có kinh nghiệm đều thống nhất một quan điểm rằng để trở thành một biên tập giỏi, một nhà quản lý giỏi, một lãnh đạo giỏi thì bài học quan trọng nhất là trước hết phải chú ý đến yếu tố con người - tức là chính những nhân viên của mình.
Có thể tổng kết 10 chữ dành cho những người sẽ hoặc đang nắm giữ trọng trách quản lý các tờ báo như sau:
1) Chính trực:
Phải là một người ngay thẳng. Mọi người cần phải tin tưởng vào bạn cũng như những lời nói của bạn. Bạn phải là người dũng cảm, đầy nhuệ khí. Phải luôn nói sự thực dù đứng trước bất kỳ quyền lực nào.
2) Năng lực:
Cần phải biết cách thức tiến hành công việc của bản thân và của cả các nhân viên dưới quyền. Bạn phải phân tích được các vấn đề rắc rối và đưa ra được giải pháp. Tỷ lệ đưa ra các quyết định và đánh giá đúng đắn của bạn phải cao. Và bạn phải chứng tỏ được năng lực của mình mà không làm phương hại niềm tin của những người khác.
3)Tổ chức:
Bạn không chỉ là người có đầu óc tổ chức mà còn phải hiểu rõ tại sao điều đó lại quan trọng. Quyết đoán là kết quả của khả năng tổ chức.
4) Thành thật:
Bạn phải nói lên quan điểm của mình một cách rõ ràng và bình tĩnh, luôn trung thực trong đánh giá về bản thân, về các đồng nghiệp và cả những người cấp cao hơn. Phải hiểu rõ chính bản thân mình.
5) Tầm nhìn:
Phải làm cho mọi người thấy rõ họ được trông đợi đạt được điều gì. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và lập một kế hoạch chi tiết để thực hiện.
6) Chia sẻ:
Thông tin là sức mạnh. Hãy chia sẻ sức mạnh bằng cách chia sẻ thông tin. Đảm bảo rằng mọi người đều biết họ cần phải biết những gì để đạt được những mục tiêu chung cũng như các mục tiêu cá nhân, và có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan trong hoàn cảnh của mình.
7) Nhân ái:
Những người làm việc dưới quyền bạn không chỉ là các nhân viên luôn làm việc theo chỉ đạo. Hãy chứng tỏ với họ rằng bạn nhìn nhận họ như những cá nhân với sở thích riêng, hy vọng riêng, những nỗi sợ hay niềm hạnh phúc riêng, và đều có những gia đình riêng. Hãy cố gắng nhớ tên vợ/chồng, con cái họ, ngày sinh của họ cũng như các dịp kỷ niệm khác. Hãy cố gắng hiểu tính tình của họ. Hãy nói chuyện trực diện với họ.
8) Hỗ trợ:
Hãy luôn bảo vệ các nhân viên của mình. Hãy dành những lời khen đúng lúc cho họ. Làm tăng niềm tin của họ, làm chọ họ cảm nhận được giá trị của mình và thường xuyên nhắc nhở họ về điều đó. Tạo cho họ cơ hội để được đào tạo. Hãy hưỡng dẫn cho họ, giúp họ phát triển.
9) Thời gian:
Thời gian là thứ quý giá nhất. Hãy làm việc có kế hoạch, đúng hẹn.
10) Tin tưởng:
Ủy quyền cho cấp dưới. Tạo cho họ cơ hội để thành công, và cả thất bại. Hãy chứng tỏ bạn tin tưởng vào họ
Cần nhắc lại rằng khái niệm "quản lý" ở đây nhằm gọi chung những người có thẩm quyền chỉ đạo các phóng viên, biên tập viên về công tác chuyên môn. Tiếng Anh thì người ta gọi tuốt luốt là "editor" nhưng cách phân định trong các tờ báo ở Việt Nam hơi khác, muốn chỉ đạo được thì lại phải có chức danh hành chính - phó phòng, trưởng phòng chẳng hạn. Và nếu dịch cái chữ tiếng Anh thành "biên tập viên" thì nhiều người nghĩ là loại cũng... "lèng mèng". Vì chẳng có cách nào để gọi chung cả, dưới đây đành phải tạm dùng cái chữ "quản lý" tuy về từ vựng thì nó không bao hàm công việc chuyên môn.
Tại một hội thảo của Poynter, cơ quan có tiếng của Mỹ về đào tạo báo chí, Simon K.C. Li, một trợ lý managing editor (tương tự chức danh Thư ký tòa soạn của ta nhưng thẩm quyền điều hành còn cao hơn) của tờ Los Angeles Times phát biểu: "Thông thường quản lý tại các tờ báo chẳng qua khóa đào tạo nào và cũng chẳng được ai chỉ dẫn. Cứ như thể họ vừa được chạm vào cây đũa thần hoặc lưỡi kiếm của Vua Arthur vậy. Và dường như để làm được công tác quản lý thì cứ theo khẩu hiệu của hãng Nike: Cứ làm đi (Just do it)".
Nhưng biên tập rõ ràng là công việc không hề đơn giản, quản lý một tờ báo, hoặc chỉ một chuyên mục cũng hết sức phức tạp. Phóng viên thì thường không phải làm những công việc như thu xếp để hoàn tất công việc này thông qua các công việc kia, đạt được mức độ hợp tác hoàn toàn khác giữa các đồng nghiệp, hiểu rõ tâm tư tình cảm của đồng nghiệp. Và điều khác biệt nhất là phải chạy đôn chạy đáo lo 101 công việc khác nhau cùng một lúc, việc nào cũng cần liên tục lưu tâm chú ý, cần những quyết định tinh tế, có khi nhạy cảm.
Những nhà quản lý có kinh nghiệm đều thống nhất một quan điểm rằng để trở thành một biên tập giỏi, một nhà quản lý giỏi, một lãnh đạo giỏi thì bài học quan trọng nhất là trước hết phải chú ý đến yếu tố con người - tức là chính những nhân viên của mình.
Có thể tổng kết 10 chữ dành cho những người sẽ hoặc đang nắm giữ trọng trách quản lý các tờ báo như sau:
1) Chính trực:
Phải là một người ngay thẳng. Mọi người cần phải tin tưởng vào bạn cũng như những lời nói của bạn. Bạn phải là người dũng cảm, đầy nhuệ khí. Phải luôn nói sự thực dù đứng trước bất kỳ quyền lực nào.
2) Năng lực:
Cần phải biết cách thức tiến hành công việc của bản thân và của cả các nhân viên dưới quyền. Bạn phải phân tích được các vấn đề rắc rối và đưa ra được giải pháp. Tỷ lệ đưa ra các quyết định và đánh giá đúng đắn của bạn phải cao. Và bạn phải chứng tỏ được năng lực của mình mà không làm phương hại niềm tin của những người khác.
3)Tổ chức:
Bạn không chỉ là người có đầu óc tổ chức mà còn phải hiểu rõ tại sao điều đó lại quan trọng. Quyết đoán là kết quả của khả năng tổ chức.
4) Thành thật:
Bạn phải nói lên quan điểm của mình một cách rõ ràng và bình tĩnh, luôn trung thực trong đánh giá về bản thân, về các đồng nghiệp và cả những người cấp cao hơn. Phải hiểu rõ chính bản thân mình.
5) Tầm nhìn:
Phải làm cho mọi người thấy rõ họ được trông đợi đạt được điều gì. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và lập một kế hoạch chi tiết để thực hiện.
6) Chia sẻ:
Thông tin là sức mạnh. Hãy chia sẻ sức mạnh bằng cách chia sẻ thông tin. Đảm bảo rằng mọi người đều biết họ cần phải biết những gì để đạt được những mục tiêu chung cũng như các mục tiêu cá nhân, và có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan trong hoàn cảnh của mình.
7) Nhân ái:
Những người làm việc dưới quyền bạn không chỉ là các nhân viên luôn làm việc theo chỉ đạo. Hãy chứng tỏ với họ rằng bạn nhìn nhận họ như những cá nhân với sở thích riêng, hy vọng riêng, những nỗi sợ hay niềm hạnh phúc riêng, và đều có những gia đình riêng. Hãy cố gắng nhớ tên vợ/chồng, con cái họ, ngày sinh của họ cũng như các dịp kỷ niệm khác. Hãy cố gắng hiểu tính tình của họ. Hãy nói chuyện trực diện với họ.
8) Hỗ trợ:
Hãy luôn bảo vệ các nhân viên của mình. Hãy dành những lời khen đúng lúc cho họ. Làm tăng niềm tin của họ, làm chọ họ cảm nhận được giá trị của mình và thường xuyên nhắc nhở họ về điều đó. Tạo cho họ cơ hội để được đào tạo. Hãy hưỡng dẫn cho họ, giúp họ phát triển.
9) Thời gian:
Thời gian là thứ quý giá nhất. Hãy làm việc có kế hoạch, đúng hẹn.
10) Tin tưởng:
Ủy quyền cho cấp dưới. Tạo cho họ cơ hội để thành công, và cả thất bại. Hãy chứng tỏ bạn tin tưởng vào họ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)