Tối nay ngồi test thử đĩa Ubuntu 7.10 và bản KUbuntu cũng 7.10 mới tải được tối hôm qua. Tiếc là bản XUbuntu tải đến 93% rồi thì chết cứng:cry: . Đành test hai bản này vậy.
Đầu tiên giới thiệu sơ qua về Hệ điều hành Linux, biểu tượng là con chim cụt.
Linux là một trong những hệ điều hành(OS) máy tính, cũng thông dụng như Windows hay Macintosh. Hệ thống Linux làm theo hệ điều hành UNIX. Trái ngược với hệ điều hành khác, Linux là một phần mềm nguồn mở, do đó không có ai sở hữu Linux. Linux được người dùng nghiên cứu và phát triển, tuy nhiên một số công ty cũng phát triển nó và thương mại hoá, do đó mới có bản Linux phải mua, có bản thì cấp phát miễn phí(dạng như 2 bản Ubuntu mình đang dùng đây). Khác với hệ điều hành Macintosh chỉ chạy được trên các hệ thống Mac thì Linux ban đầu được phát triển cho dòng vi xử lý 386, nên có thể chạy trên các PC như Windows. Tuy nhiên hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động(có thể bạn thấy lạ nhưng Motorola Rokr E6 hay MotoMing đang dùng Linux đấy, theo thống kê thì Linux hiện là hệ điều hành nhúng được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị di dộng).
Ban đầu, Linux khó tiếp cận được với người dùng bởi tính khó sử dụng và thường được sử dụng trong các máy chủ do tính bảo mật cao của nó, đặc biệt là rất ít game hỗ trợ. Hiện tại Windows XP vẫn là nền chơi game tốt nhất, để chơi được các game này người dùng Linux phải sử dụng máy ảo hoặc một dạng một trường giả lập để cài đặt và chơi nó trên hệ thống. Tuy nhiên hiện nay, Linux đã có những bước tiến dài, với 2 môi trường Giao diện đồ hoạ người dùng (GUI) chủ yếu là KDE(mô phỏng Windows) và GNOME(mô phỏng Macintosh), hiện nay có thêm XFCE Linux giờ đây đã dễ sử dụng hơn rất nhiều, với giao diện được chắt lọc từ những gì tinh tuý nhất của 2 hệ điều hành nổi tiếng này. Phải nói rằng Win-Mac có gì thì Linux có nấy.
Dưới đây là những cảm nhận từ việc sử dụng hệ điều hành Ubuntu và KUbuntum chạy trên CD.
Đĩa Ubuntu nhận được khá đẹp, đĩa lòng bạc sáng như gương. Cần hơn 3 min khởi động xong xuôi tất cả để có thể sử dụng và cần khoảng 10s sau khi cắm mạng để có thể vào mạng. Điều nhận thấy đầu tiên từ Ubuntu là khả năng hỗ trợ phần cứng. Cho dù màn hình ban đầu hiển thị không chính xác nhưng không quá khó để mình đưa về độ phân giải 1024x768 thông dụng. Với độ phân giải này nhìn đẹp hơn cả WindowsXP(mặc dù vẫn thua xa Vista cũng như Tiger OSX). Điều bất ngờ là khi chạy trên Laptop Toshiba Tecra M1, Ubuntu nhận diện được gần hết các phím nóng(mặc dù trong windows mình phải cài thêm driver). Tuy nhiên cạc Wifi tích hợp trong máy lại không nhận được, làm mình lại phải cắm modem vào để thử.
Ubuntu sử dụng giao diện GNOME(mô phỏng Macintosh) nên khá lạ lẫm nhưng dễ nhìn, hệ thống icon đẹp và tinh tế.
Các theme của Ubuntu còn thay đổi cả icon chứ không chỉ thay mỗi màu của cửa sổ như của Windows:
Trình quản lý file của Ubuntu thiết kế khá khoa học và dễ sử dụng, đặc biệt hỗ trợ các phân vùng của Windows như Fat32 và NTFS một cách nhẹ nhàng. Điều thích thú là rê chuột vào biểu tượng nào thì biểu tượng đó sáng lên, nhìn khá hay.
Hệ thống phần mềm của Ubuntu cung cấp khá phong phú và đầy đủ, được chia thành các chủ đề. Chủ đề Internet có đủ các phần mềm quản lý Email, trình duyệt web Firefox nổi tiếng, phần mềm chat Pidgin mới thật sự lợi hại. Pidgin hỗ trợ hầu hết các tài khoản khác nhau như Y!M, MSN, AIM... chỉ cần chọn tài khoản bạn hay dùng, tên và password, Pidgin sẽ cho bạn chat ngon lành. Đang test thì các bạn nhảy vào chat gớm quá, lại ngồi chát hàng tiếng đồng hồ. Quá trình sử dụng không bị out lần nào(trở lại windows vào Y!M thì bị out liên tằng tằng), các cửa sổ được đưa vào thành các tab trong cùng 1 cửa sổ. Bộ Emoticon này dễ nhìn hơn của Y!M nhiều.
Game đi kèm được hơn chục cái, nhiều game khá hay.
Trong chủ đề Office thì bao gồm bộ phần mềm Open Office(mới được chính phủ khuyến khích sử dụng thay thế cho MS Office do giá thành bản quyền quá cao). Open Office có đủ cả từ soạn thảo văn bản, đến bảng tính lẫn cơ sở dữ liệu. (Quên không chụp ảnh)
Chủ đề Graphics thì có g-Thums dùng để xem ảnh(kiểu như ACD See cũ), và Gimp-trình chỉnh sửa ảnh nguồn mở nổi tiếng, gần ngang cơ với Photoshop. Thú vị là khi ấn nút PrintScr một cửa sổ sẽ hiện ra cho bạn lưu màn hình hiện tại lại, khá tiện.
Giờ đến KUbuntu. KUbuntu dùng gói giao diện KDE, rất quen với người sử dụng Windows, nút "K" hoạt động như nút Start của Windows, giao diện với hai màu chủ đạo là đen và xám bạc trông rất hiện đại. KUbuntu chỉ cần 2 min để khởi động trực tiếp từ ổ CD. Qua quá trình sử dụng mình thấy hơi thất vọng. KUbuntu có hơi ít phần mềm đặc biệt là những phần mềm quan trọng. Không hiểu vì lý do gì mà KUbuntu không tích hợp Open Office như họ hàng nhà nó. Trong chủ đề Office chỉ có các phần mềm quản lý sổ địa chỉ, sổ liên hệ và sổ công tác, không hề có một phần mềm soạn thảo và bảng tính nào kiểu như MS Office. Thử bấm vào trình duyệt web Konqueror, vài lần không thấy lên, đành chạy gián tiếp qua trình cập nhật phần mềm. Gõ địa chỉ thông dụng http://vietnamnet.vn thì hơn 60 cái cửa sổ Proccess Dialog bật lên choán hết màn hình, choáng quá, một lúc sau thì nó cũng biến mất dần chỉ còn lại chục cái, tắt thủ công từng cái một, kết quả không vào được web. Trình quản lý file Dolphin không đọc được các phân vùng Fat32 và NTFS trong máy. Chỉ có điểm cộng duy nhất cho KUbuntu là có chủ đề phần mềm giáo dục bao gồm từ điển, máy tính, đồ thị, khoa học... may ra cho các em học sinh dùng được. Do KUbuntu chẳng có trình chụp ảnh màn hình cũng như phần mềm chỉnh sửa ảnh nên lấy tạm mấy cái từ website xuống.
Tóm lại Ubuntu là hệ điều hành Linux rất dễ sử dụng, giao diện đẹp, lại cấp phát miễn phí nữa chứ đáng để bạn dùng thử. Hiện Ubuntu có các bản phân phối:
Ubuntu Desktop Edition - Bản thông thường dành cho PC.
Ubuntu Server Edition - Bản cho máy chủ.
Kubuntu - Bản với giao diện KDE.
Edubuntu - Bản dành cho giáo dục.
Xubuntu - Ubuntu với giao diện XFCE mới.
Gobuntu - Phiên bản cho các nhà lập trình và phát triển phần mềm.
Ubuntu Studio - Bản đặc biệt cho các nhà dựng phim và xử lý âm thanh.
Tất cả đều miễn phí tải về từ website http://Ubuntu.com, từ đó link sang các trang khác, một số cho đăng ký nhận CD Free.
Có lẽ ở Việt Nam nếu phải mua một đĩa hệ điều hành Windows bản quyền với giá hơn 100USD cộng với bộ Office hơn 200USD sẽ khiến người dùng nghĩ đến ngày phải sử dụng một hệ điều hành rẻ tiền như Linux cùng phần mềm nguồn mở. Chả trách mà các bác chính phủ các nước bắt nhân viên nhà nước phải dần chuyển sang phần mềm nguồn mở. Nhưng với tính năng: chạy được trên các máy cấu hình yếu, độ ổn định và tính năng bảo mật cao, Linux thực sự đang là mối đe doạ Windows trên lĩnh vực máy tính cá nhân. Nếu như mọi game và phần mềm trên Windows đều dễ dàng cài đặt và chạy trên nền Linux thì đây sẽ là cơ sở đề người dùng từ bỏ HĐH Windows.
http://my.opera.com/hotboy12a3/blog/c-m-nh-n-t-l-n-d-u-s-d-ng-ubuntu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét