Cấu hình của mạng là cấu trúc hình học không gian của mạng mà thực chất là cách bố trí các phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường có các loại cấu hình của mạng là :
· Bus (trục cáp thẳng)
· Star (hình sao)
· Ring (vòng khép kín)
· Mesh (lưới)
Nếu máy tính được nối với nhau theo hàng dọc trên một đường (đoạn) cáp đơn lẻ, cấu hình này được xem như là cấu hình bus. Nếu máy tính nối với nhiều phân đoạn cáp rẽ nhánh từ một trung tâm điểm (còn gọi là HUB) thì cấu hình này gọi là cấu hình Star (hình sao). Nếu máy tính được nối với đoạn cáp tạo thành vòng tròn khép kín, cấu hình này gọi là cấu hình Ring (hình vòng).
Cấu hình mạng Bus
Cấu hình mạng Bus là phương pháp nối mạng vi tính đơn giản và phổ biến nhất. Cấu hình mạng bus bao gồm một dây cáp đơn lẻ nối tất cả máy tính trong mạng theo một hàng.
Cấu hình mạng Bus
Máy tính trên mạng bus giao tiếp bằng cách gửi dữ liệu đến một máy tính xác định và đưa dữ liệu đó lên cáp dưới dạng tín hiệu điện tử. Muốn biết máy tính giao tiếp ra sao trên mạng bus, chúng ta cần nắm vững 3 khái niệm sau:
* Gửi tín hiệu
Dữ liệu mạng ở hình thái tín hiệu điện tử được gửi tới mọi máy tính trên mạng, tuy nhiên thông tin chỉ được máy tính có địa chỉ so khớp với địa chỉ mã hoá trong tín hiệu gốc chấp nhận. Mỗi lần chỉ có một máy có thể gửi thông điệp.
* Dội tín hiệu
Do tín hiệu, tức tín hiệu điện tử, được gửi lên toàn mạng nên dữ liệu sẽ đi từ đầu cáp này tới đầu cáp kia. Nếu tín hiệu được phép tiếp tục không ngừng, nó sẽ dội quay trở lại trong dây cáp và ngăn không cho máy tính khác được gửi tín hiệu. Do đó tín hiệu phải bị chặn lại sau khi đến được đúng địa chỉ đích.
* Terminator
Nhằm ngăn không cho tín hiệu dội lại, một thiết bị có tên gọi là terminator (điện trở cuối) được đặt ở mỗi đầu cáp để hấp thụ các tín hiệu tự do. Việc hấp thụ tín hiệu sẽ làm thông cáp và cho phép máy tính khác có thể gửi tín hiệu. Mỗi đầu cáp trên mạng phải được cắm cái gì đó. Ví dụ có thể cắm đầu cáp vào một máy tính hay một đầu dây nối để mở rộng chiều dài cáp. Mọi đầu cáp hở, tức đầu không cắm vào gì cả phải được chặn lại (bằng Terminator) nhằm tránh tín hiệu dội lại.
Cấu hình mạng Star
Trong cấu hình mạng Star (hình sao), các máy tính được nối cáp vào một thiết bị gọi là HUB (tức đầu nối trung tâm). Tín hiệu được truyền từ máy tính gửi dữ liệu qua HUB để đến tất cả các máy tính trên mạng. Cấu hình này bắt nguồn từ thời kỳ đầu, khi việc tính toán dựa trên hệ thống các máy tính nối vào một máy chính trung tâm.
Cấu hình mạng Star
Mạng Star cung cấp tài nguyên và chế độ quản lý tập trung. Tuy nhiên, do mỗi máy tính nối vào một trung tâm điểm, nên cấu hình này cần rất nhiều cáp nếu cài đặt mạng ở quy mô lớn. Ngoài ra, nếu trung tâm bị hỏng thì toàn bộ mạng cũng bị đứt. Trường hợp một máy tính hoặc đoạn cáp nối máy tính đó với HUB bị hỏng trên mạng Star, thì chỉ máy tính đó mới không còn có thể gửi hay nhận dữ liệu mạng. Các máy tính còn lại trên mạng vẫn hoạt động bình thường.
Cấu hình mạng Ring
Cấu hình mạng Ring (vòng khép kín) nối các máy tính trên một vòng cáp. Không có đầu nào bị hở. Tín hiệu truyền đi theo một chiều và đi qua từng máy tính. Khác với cấu hình bus thụ động, mỗi máy tính đóng vai trò như một bộ chuyển tiếp khuếch đại tín hiệu và gửi nó tới máy tính tiếp theo. Do tín hiệu đi qua từng máy nên sự hỏng hóc của một máy có thể ảnh hưởng đến toàn mạng.
Cấu hình mạng Ring
Ngoài ra còn có một số cấu hình mạng biến thể từ cấu hình chính. Cấu hình mạng đó là sự kết hợp từ 3 cấu hình mạng chính là Bus, Star, Ring.
Cấu hình mạng lai (Hybrib)
Cấu hình lai là sự kết hợp giữa cấu hình bus và cấu hình Star. Trong cấu hình Star bus, vài mạng có cấu hình Star được nối với các trục cáp chính Bus.
Cấu hình mạng Star Bus
Cấu hình dạng lưới (Mesh)
Là cấu hình mà một thiết bị được nối tới tất cả các thiết bị khác trong mạng. Thường dùng trong các kết nối mạng lõi, tạo các kết nối dự phòng khi một kết nối bị đứt.
Cấu hình dạng lưới
http://www.bkacad.com/tech.asp?id=60
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét