26 thg 3, 2008

Nero Lite

Nero là chương trình ghi đĩa đc nhiều người sử dụng nhất, một phần Nero được nhiều người sử dụng nhất là do Nero được tặng kèm khi bạn mua đầu ghi CD\DVD. Nero là một phần mềm khá lớn, nhưng chúng ta không cần phải sử dụng bản Nero Full ấy, vì mục đích cuối cùng là sử dụng Nero để ghi đĩa nên chúng ta sẽ sử dụng bản Nero Lite, cụ thể ở đây ta sẽ sử dụng bản Nero phiên bản 7.9.6.0. Các bạn có thể download tại:
CODEhttp://files.9down.com:8080/Nero7960_eng_micro.rar
và key để đăng ký là: 1C81-A0K5-19E5-MAAX-400F-N8BD-A2FF.
Ở bản này chỉ gồm 2 thành phần là :Nero Burning Rom , Nero Express.
A. Khởi động Nero
Bạn click vào Start\ Nero 7\ và chọn Nero Burning Rom hoặc Nero Express. Trong đó Nero Burning Rom dùng để ghi đĩa, Nero Express dùng để ghi đĩa và các ứng dụng khác. Ta chọn Nero Burning Rom vì Nero Burning Rom cho ta nhiều lựa chọn hơn



Lựa chọn:
1:
Lựa chọn loại đĩa bạn muốn sử dụng tức bạn muốn ghi ra đĩa CD hay DVD.
2:
Các kiểu ( loại ) đĩa bạn muốn ghi.
CD-ROM (ISO): thường dùng để ghi các dữ liệu,, ghi đĩa Mp3,...
- Audio-CD: ghi các file nhạc tiếng
- Mixed Mode CD: dùng để ghi dữ liệu và file nhạc vào chung một đĩa
CD-Extra : để ghi các loại file nhạc tiếng dạng: MP3, MP4 thành các đĩa tiếng dạng Audio
CD copy: tất nhiên là dùng để sao đĩa rồi nhưng thường dùng cho các máy có 2 ổ CD thì thuận tiện hơn
Video CD: dùng để ghi những Video
Super VCD : dùng để ghi những Video, cho chất lượng cao hơn Video CD nhưng phải đầu hỗ trợ đọc Super VCD mới đọc .
CD Boot : ghi các đĩa cd\dvd Boot, bạn cần phải có file image boot mẫu, bạn có thể ghi chung dữ liệu và file nguồn như BootCD chẳng hạn.
Mini DVD: ghi đĩa DVD nên đĩa CD, điều này bắt buộc bạn phải có ổ DVD mới đọc được đĩa này.
CDROM (UDF), CDROM ( UDF/ISO ), Audiobook thì mình không biết, vì chưa sử dụng đến bao giờ.
3: bỏ qua, ko cần thiết phải tìm hiểu.

4: Multisession.
Cho phép bạn ghi đĩa thành nhiều lần cho đến khi hết dung lượng ( đầy đĩa), không áp dụng cho file ISO ( vì file sau khi file ISO thì đĩa sẽ bị đóng lại, không thể ghi tiếp tục được.)



Nếu bạn muốn ghi đĩa làm nhiều lần thì ở lần ghi đĩa đầu tiên bạn chọn Start Multisession Disc và ở lần ghi tiếp theo bạn chọn là Continue Multisession Disc để tiếp tục ghi tiếp. Nếu ở lần thứ 2 bạn không chọn Continue Multisession Disc mà chọn vẫn chọn là Start Multisession Disc thì dữ liệu ở lần ghi trước sẽ bị mất do nó không ghi tiếp tục vào Track cũ mà nó sẽ tạo một Track mới và ghi dữ liệu lên Track mới. Khác. Nếu bạn chỉ muốn ghi một lần thì bạn chọn No Multisession.

5: ISO
Bạn nên để ngầm định.

6. Label



Lable là nhãn ( tên) của đĩa sau khi ghi ra cd\dvd. Chính xác hơn là tên đĩa đó sẽ hiển thị ra khi chúng ta đưa nó vào ổ CD/DVD của PC.
Bạn đánh tên đĩa vào phần Disc name, nếu bạn muốn thêm nhiều thông tin cá nhân nữa vào đĩa thì nhấn vào More Labels và khai báo thêm các thông tin như: bản quyền, tiêu đề, tên chương trình ghi đĩa ....., nói chung chỉ cần đặt tên cho đĩa là được.
ISO 9660: đặt tên đĩa ỏ chế độ chữ IN HOA với 31 ký tự, hỗ trợ Unicode.
Joliet: đặt tên đĩa ở chế độ thường với 64 ký tự, hỗ trợ Unicode.

7. Dates



Tùy chọn cho phép bạn có bổ sung ngày ghi ra đĩa ra đĩa
Nói chung cũng không cần quan tâm lắm.

8. Misc
Bỏ qua.

9. Burn.



Cái này quan trọng à nha, không cẩn thận các đĩa hỏng như chơi.
Simulation: ghi thử trước khi ghi thiệt, nếu có lỗi trong quá trình ghi sẽ không gây hỏng đĩa, khuyến cáo nên chọn, nếu nhà bạn bán đĩa trắng thì bỏ qua cũng đc, tiếc gì.
Write: ghi thiệt luôn, hỏng đĩa ráng chịu
Finalize disk ( No further writing possible): sau khi ghi đĩa xong đóng đĩa luôn, khi đó bạn không thể ghi thêm được ghi nữa nếu đĩa chưa đầy. Tùy chọn này chỉ chọn được nếu ở Tap Multisession bạn chọn No Multisession.
Write speed: tốc độ ghi đĩa, khuyến cáo không nên ghi đĩa bằng tốc độ của đĩa hỗ trợ, có nghĩa là đĩa cd\dvd của bạn hỗ trợ ghi lên đến 52X thì bạn không nên ghi với tốc độ 52 X. bạn nên ghi đĩa ở tốc độ 24 X đến 32 X là được với đĩa tàu, còn đĩa thật thì cũng không nên ghi với tốc độ tối đa của đĩa.
Number of copies: Số lượng đĩa bạn muốn ghi. Sau khi ghi xong đĩa thì Nero sẽ đẩy ổ CD\DVD ra bạn lấy đĩa đã ghi ra và bỏ đĩa trắng mới vào ghi tiếp. Tam sao tứ bản rồi nhỉ?
Buffer underrun protection: Bộ đệm. Đảm bảo dòng dữ liệu được ghi ra CD đều đặn, không hùng hục không chậm dãi.

B. Quản lý dữ liệu
Hai cửa sổ bên phải là dữ liệu trên ổ cứng của bạn.
Hai cửa sổ bên trái là dữ liệu sẽ được ghi ra cd\dvd.
Để thêm dữ liệu vào CD bạn chọn file hay thư mục cần ghi và kéo và thả ( drag & drop) qua cửa sổ bên trái.
Bạn để ý đến tổng dung lượng hiện tại ở phía dưới Status Bar.
Phần dung lượng màu xanh là phần dữ liệu an toàn, có thể ghi ra đĩa mà không gặp lỗi (tức là đã đủ dung lượng của đĩa cd\dvd)

Phần dung lượng màu vàng là phần dữ liệu có thể ghi thêm vào đĩa. Phần dữ liệu này sẽ không được đảm bảo là sẽ an toàn. Có thể nó sẽ không biết lạc đi đâu mất, mình ko lấy à nha.



Phần dung lượng màu đỏ là phần dữ liệu quá nhiều so với dung lượng cho phép của cd\dvd theo giới giang hồ đồn chiêu này là Overburn. Chiêu này chỉ anh Nhật, Mỹ hay các anh có tên tuổi mới học, còn anh Tầu không chơi
Bạn có thể ghi nhưng không đảm bảo an toàn và đầy đủ của dữ liệu. Tất nhiên bạn không thể ghi vượt quá nhiều được. Nói chung không nên ghi Overburn, bạn có thể ghi Overburn với những data phìng phường mất chả sao nhưng không nên áp dụng với data quan trọng.

C. Burn
Bạn bấm vào biểu tượng để bắt đầu ghi đĩa và cầu mong đầu vào thoải mái đầu ra an toàn.

Không đề::-S



Burn Image: ghi đĩa khi bạn có file image. Các file hỗ trợ nrg, iso, cue, img. Thường bạn sẽ sử dụng đến Burn Image khi bạn download các file image trên mạng như file ISO của Window, Hiren’s,….
Erase Rewritable Disc: xóa đĩa, chỉ có tác dụng với đĩa đĩa CD\DVD RW ( Rewritable). Xóa đĩa ở đây được hiểu là xóa dữ liệu đã có trên đĩa CD\DVD RW để ghi dữ liệu mới.


http://giaitrimienphi.net/forum/lofiversion/index.php?t13.html

Không có nhận xét nào: