22 thg 10, 2015

Pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh

ông thức pha này khác với các sản phẩm dung dịch dinh dưỡng của thủy canh GWALL.


ĐỒ NGHỀ TỐI THIỂU CẦN CÓ:
Với 600k, ta mua được CÂN ĐIỆN TỬ như hình dưới.

Khi pha loãng nước cốt theo tỷ lệ 1 phần cốt với 99 phần nước là ta trồng được ngay. Bởi cây hút chất mỗi ngày nên dung dịch loãng dần, sẽ loãng tới mức không còn chất gì cho cây nữa. Làm sao để biết độ loãng đặc này? Xin thưa các bạn: chính là cây đo Tổng lượng phân hòa tan trong dịch như hình dưới. (Giá bây giờ là 425K tại Hóa Chất Bách Khoa, đường Tô Hiến Thành, Kios số 4 hoặc 6 gì đó.)
Số hiện trên cây đo (545 ppm) chính là liều tốt nhất cho cây ăn lá. Để dễ hiểu, tôi ví nó như độ mặn trong tô canh ta ăn hàng ngày vậy.
Nếu số đo này từ 1500 ppm trở lên có nghĩa là quá mặn. Cây rau ăn vào bị khát nước liền, chắc chắn sẽ chết rũ vì khát nước, trái lại phần lớn cây ăn trái lại thích dung dịch 1500~2000ppm.
Nước thủy cục chưa đun nấu gì ta đo được ở đầu ống khoảng 50 ppm cho tới 110 ppm. Dung dịch cho cây mà đo thấy ở mức 150 ppm là nhạt lắm. Vô duyên như húp canh không muối. Thiếu muối cây suy dinh dưỡng như con người thiếu muối, ắt mắc bệnh phù thũng, bướu cổ rồi lìa đời.
Người ưa lạt, kẻ thích mặn nhưng sự khác biệt không lớn. Cây cũng vậy, rau này thích 700 ppm, rau kia thích 350 ppm. Bởi lẽ đó 550 mmp là tốt chung cho mọi loài rau lá mỏng rễ chùm bạn nhé. Cây ăn trái đòi hỏi ppm cao hơn rau 2~4 lần tôi sẽ trình bày ở cuối bài này. 
Giấy quỳ, đo độ pH:(10k/tập, xài bét nhè cả năm)

Nhúng giấy quỳ vào nước thủy cục rồi so với bảng màu chuẩn in trên bìa tệp giấy quỳ, ta thấy nó giống màu số 7. Đây là nước trung tính. Nôm na gọi là không chua không nồng (không có tính axit cũng chẳng mang tính kiềm). Nước chanh ta uống có vị chua bởi nó có tính axit, nếu nhúng giấy quỳ vào ly đá chanh ta sẽ thấy ngả sang màu nâu, ứng với thang pH=3. Cây thích dung dịch "chua" có tính axit nhưng chỉ trong khoảng 5.5 tới 6.5. Nó kém chịu chua hơn chúng ta! Bởi vậy bạn duy trì dung dịch thủy canh ở mức pH=6.2 là tốt nhất.

PHA DUNG DỊCH CỐT 1X100 THEO CÔNG THỨC D.HOAGLAND:

Trên mạng có rất nhiều công thức của nhiều tác giả. Có lẽ phù hợp nhất để trồng rau trong  khí hậu và thời tiết nước ta là công thức Hoagland. Nguyên bản tiếng Anh, tác giả pha chế nhiều bước, việc chuyển đổi đơn vị qua nhiều bước sẽ làm khó hiểu và gây nhầm lẫn. Bởi vậy tôi đã chuyển thành một bước cho đơn giản như dưới đây:(Gồm 11 loại hóa chất, pha thành 3 bình, mỗi bình 1 lít).
Đơn giá mới nhất và nơi bán được các thành viên khác cập nhật cho từng loại ở đây: http://www.rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=5014 cho các bạn tham khảo.
a.BÌNH A:
         1. Ca(NO3)2·4H2O =    54,280 gram pha vào 1 lít nước. Dễ hơn pha nước chanh!
b.BÌNH B: (Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước. Dễ như hòa nước muối ăn!)
         2.   MgSO4·7H2O      24,600 gram
         3.   KH2PO4                6,800 gram
         4.   KNO3                  25,250 gram
         5.   H3BO3                  1,430 gram
         6.   MnCl2·4H2O         0,910 gram
         7.   ZnSO4·7H2O        0,110 gram
         8.   Na2MoO4·2H2O    0,045 gram
         9.   CuSO4·5H2O        0,045  gram
c.BÌNH C: (Chỉ có 2 chất thôi , pha xong ta được Sắt liên kết gốc hữu cơ hay còn kêu tên nó là Fe-EDTA cho có vẻ hàn lâm. Pha đúng thì nó mang màu trà thì cây mới xơi)
        10. FeSO4 X 7H20         2,780  gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch như trà đá loãng.
        11. Na-EDTA X 2H20      3,730  gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch trong vắt.
            Đổ dung dịch trong vắt (EDTA) vào dung dịch trà lợt (FeSO4), vừa đổ vừa quậy.
            Pha xong, dung dịch Fe-EDTA vàng hơn chút nhưng vẫn trong veo và không kết tủa là OK.
            Thêm 100ml nước sôi vào là ta được 1 lít dung dịch cốt  Fe-EDTA ở nồng độ 1x100.
PHA DUNG DỊCH ĐỂ  THỦY CANH:

Khâu này là dễ nhất, từ 3 bình cốt A,B,C tỷ lệ 1x100 pha được ở phần trên ta làm như sau. Ví dụ:
Bình dung dịch trồng là 12,5 lít thì ta dịch dấu phẩy về bên trái 2 con số ta được 0,125 lít (bằng 125 ml). 125 ml này chính là lượng nước cốt của mỗi phần A, B, C để hòa vào bình trồng rau.
Lường 10 lít nước sạch.
Pha 125 ml nước cốt trong bình B vào, quậy đều khoảng 1 phút.
Pha 125 ml nước cốt trong bình C vào, quậy đều khoảng 1 phút.
Pha 125 ml nước cốt trong bình A vào, quậy đều khoảng 1 phút
Như vậy lượng dung dịch hiện có sẽ là 10 lit nước+0.125 lít dung dịch A+0.125 lít dung dịch B+0.125 lít dung dịch C=10,375 lít.
Lượng nước sạch cần bổ xung thêm  = 12,5 lít-10,375 lít=2.125 lít nước.
  Vậy là đủ 12,5 lít dung dịch trồng. Đến đây các bạn sẽ thấy PHA DUNG DỊCH THỦY CANH THẬT ĐƠN GIẢN phải không.
KHI NÀO CẦN ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH:

Ở những nơi có nước thủy cục thì yên tâm rằng  pH=7 theo quy định cấp nước sinh hoạt. Sau khi pha dung dịch trồng từ dung dịch cốt như bên trên đã trình bày, dùng giấy quỳ kiểm tra bạn thấy ngay là dung dịch thủy canh có pH khoảng 6.2
Như vậy bạn chẳng cần phải điều chỉnh gì nữa.
Các bạn vùng sâu vùng xa, không có nước thủy cục sẽ phải dùng nước giếng khoan, sông, suối, ao hồ để pha. Nguồn nước mỗi vùng có độ pH khác nhau, khi đó ta cần điều chỉnh độ pH.
Nguồn nước có tính kiềm, pH lớn hơn 7.Cứ pha như bình thường, sau đó thêm vài giọt axit H2SO4 vào dung dịch trồng để kéo pH xuống mức 6
Nguồn nước có tính axit, pH nhỏ hơn 6. Cứ pha như bình thường, sau đó thêm vài giọt KOH để kéo pH lên mức 6
*Lưu ý về an toàn:
H2SO4 là axit nguy hiểm, dân đánh ghen hay dùng nó để tạt tình địch, di chứng để lại thật khủng khiếp. Bởi vậy các bạn nên mua hũ nhỏ H2SO4 loãng có bán ở các tiệm phụ tùng xe máy dùng cho việc châm bình acquy. Nồng độ nó thấp, lỡ đổ vào tay mấy phút sau chỉ hơi ngứa. Giá lại rẻ nữa, khoảng 2k/hộp. Nhúng giấy quỳ thấy giấy đổi màu đỏ sậm.
KOH nồng độ thấp có bán tại các quầy gia vị thực phẩm cho chợ. Bạn cứ hỏi mua nước tro Tàu để hầm đậu mau nhừ là họ bán ngay. Đừng gọi tên hóa học (Hydroxit Kali) làm gì bởi lẽ mấy bà bán hàng có học hóa đâu mà biết. Nhúng giấy quỳ thấy giấy chuyển màu xẫm xanh đen.
TĂNG CƯỜNG OXY CHO DUNG DỊCH:
Dùng bơm sục khí hồ cá cho nó trộn khí vào dung dịch, các bà bán cá ở chợ hay xài cái này để cho cá sống lâu. Giá hiện giờ khoảng 90k/bộ, đầy đủ vòi ruột gà, vòi dẫn khí, máng lọc, dây nguồn.
Nếu không dùng thiết bị này cây sẽ chậm lớn vì rễ hơi bị thiếu oxy.
Lưu ý an toàn: Khi dùng thiết bị này, đa phần dùng nguồn 220V, dung dịch thủy canh dẫn điện rất tốt. Bởi vậy bạn phải rút phích cắm, cúp CB hoặc cúp cầu dao trước khi thay dung dịch hoặc lúc đo kiểm tra pH, ppm trong bình trồng. 
CÁC YÊU CẦU VỀ BÌNH CHỨA DUNG DỊCH TRỒNG:

Tốt nhất là hộp xốp vì nó nhẹ và cách nhiệt, màu trắng của nó phản xạ nhiệt nên dung dịch sẽ mát mẻ tốt cho bộ rễ.
Mặt trong lót nylon đen tạo thành buồng tối mới phù hợp cho rễ phát triển để hấp thụ dinh dưỡng. Hơn thế nữa nó giữ cho dung dịch ổn định vì tránh được ánh nắng chiếu vào làm xuống cấp dung dịch và như vậy dung dịch sẽ không có rêu.
Nên tạo một lỗ thăm có nắp đậy để qua lỗ này ta biết mực nước giảm do cây hút là bao nhiêu mà liệu chừng bù nước thêm. Dùng cây hút cắm qua lỗ này để lấy mẫu thử ppm và pH,như vậy ta khỏi phải nhấc nguyên cả nắp có cây trồng trên đó. Kê bình trồng lên cao một chút để khi thay dung dịch ta chỉ cần một ống hút mồi nước  theo nguyên lý bình thông nhau là xả hết dd cũ. Dung dịch mới cũng rót vào bình theo lỗ này. Với hộp trồng một số cây leo như mướp, khổ qua...bạn sẽ thấy Lỗ kỹ thuật này rất tiện dụng, không có nó thì có ngày bạn làm đứt hết tay leo hoặc rễ bị bung ra khỏi giá thể. Khi bung rễ, có thể rễ cái vẫn còn nhưng dễ tơ rất nhỏ đứt hết thì dung dịch bạn pha có ngon đến đâu thì cây vẫn "bó miệng" nhịn đói. 

PHẦN NÂNG CAO:
Ở phần trên là dung dịch căn bản, tốt cho cây ăn lá. Trước khi ra hoa, đậu trái thì các loại cây ăn trái cũng buộc phải trải quá quá trình phát triển thân, rễ, lá, như vậy ta dùng chung công thức không thành vấn đề.
 Một khi cây ra hoa, thụ phấn, kết trái bạn phải soạn một thực đơn khác cho nó. Tùy theo loại cây mà có sự gia giảm các loại chất đã nêu ở trên. (bạn Forest hứa sẽ đóng góp dịch thuật phần này nhưng trang này ngon ăn quá, toàn con số và ký hiệu mình chơi luôn, Forest dịch phần biểu hiện thừa thiếu phân từ trang 27 đến 29 nha)
1.Hóa chất tính bằng gram pha vào 1Gallon ( bằng 3.78 lít nước).
2.Dòng in đậm trên cùng dành cho rau ăn lá.
3.Dòng in đậm thứ 2 là dành cho lúc kết trái
4.Dòng in đậm dưới cùng là dành cho lúc trổ hoa
DDTC RA HOA, DƯỠNG TRÁI.
Sâu đã nếm kỹ lưỡng Dưa leo mà bà con nông dân trồng trên đất có bón dặm NPK, hình thức trái to bóng bẩy, cắt ra thì ruột nhiều cơm mỏng, nó chỉ mát nhưng nhạt phèo.
Vậy thì ngoài các đa lượng ra chúng ta chỉ cần cho chúng ăn đủ 5 loại vi lượng mà Sâu sẽ liệt kê liều lượng trình bày với ACE, còn lại các nhà máy màu xanh kia sẽ tự tận tụy dâng hiến biết bao hương vị ẩm thực cho các bạn.

Mời các bạn cùng Sâu sửa soạn vi lượng cho rau cây:

BƯỚC 1 :
CuSO4 = 0.225 gr hòa cho tan hết trong 100 ml nước sôi.
Mo       = 0.225 gr hòa cho tan hết trong 100 ml nước sôi, đổ vào dd CuSO4 
H3Bo3  =7.15   gr hòa cho tan hết trong 200 ml nước sôi, đổ vào dd ở bước trên.
MnCl2   =4.55  gr  hòa cho tan hết trong 200 ml nước sôi, đổ vào dd ở bước trên.
ZnSO4  =0.55 gr   hòa cho tan hết trong 100 ml nước sôi, đổ vào dd ở bước trên.
Pha thêm 300 ml nước vào dung dịch trên ta được 1 lít dung dịch mẹ vi lượng.

BƯỚC 2 :  
EDTA = 16.85 gr pha trong 400 ml nước sôi, quậy cho tan hết rồi châm thêm 1.6 lít nước sạch.
FeSO4=13.9   gr pha trong 2 lít nước sạch (dễ tan nên ko phải dùng nước sôi), dd vàng đục.
Đổ 2 lít dd EDTA vào 2 lít dd FeSO4 ta được 4 lít dd mẹ chứa Fe-EDTA, dd từ đục dần chuyển qua trong vắt màu vàng nhạt.

BƯỚC 3 : 
Rót 1 lít dd mẹ ở bước 1 vào 4 lít Fe-EDTA ở bước 2 ta được 5 lít dd vi lượng dd mẹ có chứa Fe để dùng dần.

Tiếp theo là phần hòa trộn vi lượng với các hóa chất khác để điều khiển cây theo ý muốn của bạn (áp dụng cho thổ canh cũng rất hữu hiệu):


I. PHA DUNG DỊCH CHO CÂY TRỔ HOA: (chuẩn bị bình 5 lít).

1Ca(NO3)2 =5.1 gr, hòa cho tan hết trong 2 lít nước, đổ vào bình
2.KNO3        =3.5 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
3.K2SO4      =0.56 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
4.KH2PO4   =1.74 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
5.MgSO4     =3    gr,    hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
6.Lường 150 ml dd vi lượng đã pha ở trên, đổ vào bình
7.Thêm 850 ml nước vào bình là ta có 5 lít dd đặc, khi pha dd trồng cho cây thời kỳ ra hoa các bạn có thể pha loãng ra theo tỷ lệ 1 cốt, 2 nước.

Kết quả test của Sâu:
Hoa chanh



Hoa Chuối:



Và còn nhiều hoa khác Sâu test thấy hoàn toàn như ý!



PHA DUNG DỊCH CHO CÂY DƯỠNG TRÁI:

1Ca(NO3)2 =10 gr, hòa cho tan hết trong 2 lít nước, đổ vào bình
2.KNO3        =3.5 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình

3.K2SO4      =2.13 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
4.KH2PO4   =1.74 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
5.MgSO4     =3    gr,    hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
6.Lường 150 ml dd vi lượng đã pha ở trên, đổ vào bình
7.Thêm 850 ml nước vào bình là ta có 5 lít dd đặc, khi pha dd trồng cho cây thời kỳ dưỡng trái, các bạn có thể pha loãng ra theo tỷ lệ 1 cốt, 2 nước.

Sâu show nông sản cho các bạn xem sau khi test dd dưỡng trái:
Chùm Ngây:

Cây cóc 


khổ qua

cây tắc

và còn rất nhiều hoa thơm trái ngọt sẽ xuất hiện trong mảnh vườn của các bạn một khi các bạn làm theo chỉ dẫn mà Sâu đã trình bày.


Để  cân lường khi pha, mời ACE xem bảng thống kê Dtlong đã tổng hợp các liều lượng hóa chất từ 3 công thức trên cho 3 giai đoạn phát triển cây trồng LÁ/HOA/TRÁI.
         Hàng đầu STT1 mang màu xám là bình A.
                 2 hàng cuối màu nâu nhạt là bình C
                  Các hàng còn lại STT 2~10 là bình B. 
Đính chính: hàng cuối cùng đều là 3.73 gr NaEDTA nha.


MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG
Nôm na gọi là hiện tượng "lệch phân". Các nước giàu họ trang bị các đầu dò đắt tiền để biết rõ thừa gì thiếu gì trong dung dịch mà cắt giảm hoặc bổ xung thêm cho cân phân. VN còn nghèo nên ta phải chơi con mắt mang hình...sensors vậy nhé các bạn, thiếu chất nào đó sẽ biểu hiện qua lá như hình dưới:

 
http://rausachthuycanh.blogspot.com/2013/02/pha-dung-dich-dinh-duong-thuy-canh.html
 

Không có nhận xét nào: